26/04/2020 10:40 GMT+7

Dìu nhau vượt dịch

TỰ TRUNG
TỰ TRUNG

TTO - Ảnh hưởng của dịch COVID-19 lan rộng không chừa một ai. Chịu tổn thương đầu tiên trong xã hội vẫn là những nhóm yếu thế: người nghèo đô thị, người nhập cư, những người chưa kịp trở về quê khi giãn cách xã hội...

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 1.

Anh Triệu Văn Sơn cùng nhóm thiện nguyện phát gạo cho khu nhà trọ bán vé số ở bến xe tải trên đường Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú, TP.HCM

Cuộc sống êm đềm của cô giáo mầm non Thúy Ái và chồng - anh Nguyễn Phần, là tài xế taxi - cùng ba con nhỏ đã đảo lộn từ đầu mùa dịch. Đầu tiên là cô Ái mất việc khi trường đóng cửa từ sau kỳ nghỉ tết, rồi đến lượt chồng thất nghiệp khi TP thực hiện cách ly xã hội. 

Tiền thuê nhà, tiền trả góp chiếc xe hợp đồng vẫn nguyên từng tháng. Thế là cô giáo Ái trở thành cô bán bánh mì, bánh ướt buổi sáng, bánh tráng trộn buổi chiều, anh tài xế trở thành người ship đồ ăn cho vợ. Có lúc anh còn đi phụ hồ khi có người cần... 

Vất vả vậy nhưng vợ chồng cô Ái - anh Phần vẫn sẵn lòng dẹp xe bánh mì, bánh tráng lại để làm hướng dẫn viên cho những người hảo tâm len lỏi vào các xóm nghèo quanh xã Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM tặng quà, tặng gạo cho người khó khăn hơn...

Còn những nhóm bạn trẻ khác chiều tối ăn vội chén cơm để hẹn nhau mang những phần quà đến những mảnh đời khó khăn đang sống tạm ngoài hè đường. Những nhà hảo tâm âm thầm mang gạo, thức ăn đến các điểm phân phối cho người nghèo.

Nhưng chịu thương chịu khó, giúp đỡ, nương nhau qua lúc ngặt đã là đặc điểm của người Việt Nam "Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây", những người cùng nhau vượt dịch.

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 2.

Vợ chồng anh Nguyễn Phần, chị Thúy Ái tặng quà, tặng gạo cho những người khó khăn hơn

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 3.

Trong những ngày tạm ngừng bán vé số, bà Nguyễn Thị Huê (84 tuổi) lái xe lăn chở em kết nghĩa Lê Thị Đào (80 tuổi) đến cây "ATM gạo" trong xóm nhận gạo

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 4.

Bệnh tim tái phát, ông Phạm Duy Đức (68 tuổi) phải nằm dưỡng bệnh trong căn nhà 4m2. Để có thu nhập nuôi chồng, bà Tú Ngọc phải để cháu ngoại ở nhà chăm ông, còn mình đi phụ việc trong tiệm bánh mì

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 5.

Tổ trưởng Nguyễn Nghiêm Quang (khu phố 3, P.4, Q.Tân Bình) chạy ngược chạy xuôi đủ việc: lập danh sách người nghèo bị ngưng việc; hướng dẫn, sắp xếp nơi nhận hỗ trợ; cùng nhà hảo tâm tặng gạo, nhu yếu phẩm đến các hộ khó khăn...

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 6.

Chị Đặng Kim Lư là công nhân may. Mất việc, chị chạy ngược chạy xuôi, không nề hà từ bưng bê, phụ quét dọn... Rồi tất cả cùng ngưng, chị Lư lại nhận đan dây lưới để cột lạp xưởng cho một cơ sở chế biến

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 7.

Các nhà hảo tâm mang thức ăn đến một cơ sở từ thiện ở P.6, Q.4 để trao tặng buổi ăn trưa cho những người nghèo

Dìu nhau vượt dịch - Ảnh 8.

Các nhà hảo tâm tặng gạo cho một cơ sở từ thiện ở P.6, Q.10, TP.HCM để trao cho người nghèo

Cán bộ phường nấu cơm, phát gạo cho người nghèo mùa dịch Cán bộ phường nấu cơm, phát gạo cho người nghèo mùa dịch

TTO - Trong khi chờ thực hiện chính sách hỗ trợ của UBND TP.HCM (đã được ban hành nhưng tiền chưa kịp đến tay người dân), UBND phường 12, quận 10, TP.HCM có sáng kiến huy động các nguồn lực góp kinh phí nấu cơm, tặng gạo cho bà con nghèo.

TỰ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên