16/12/2024 17:00 GMT+7

Dinh dưỡng giúp giảm các yếu tố gây bệnh tim mạch

Các bệnh lý tim mạch gây tốn kém chi phí điều trị và ảnh hưởng đến chất lượng sống, trong khi việc phòng ngừa lại đơn giản hơn. Nhiều chuyên gia khuyến cáo giải pháp phòng bệnh tim mạch nên bắt đầu từ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng giúp giảm các yếu tố gây bệnh tim mạch - Ảnh 1.

3 yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tim mạch là cao cholesterol huyết, cao huyết áp và cao đường huyết - Ảnh: Anlene

3 yếu tố "nguy cơ trung gian" của bệnh tim mạch

Theo BSCKII Ong Thị Tố Linh, Trưởng Khoa VIP, Bệnh viện Tim Tâm Đức, 3 yếu tố "nguy cơ trung gian" của bệnh tim mạch là cao cholesterol huyết, cao huyết áp và cao đường huyết.

Cao cholesterol toàn phần là nguyên nhân gây ra 13% số ca tử vong do đột quỵ và 48% số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành) trên toàn cầu. Trong khi đó, cao huyết áp làm gia tăng nguy cơ tử vong gấp 3 - 4 lần so với người có huyết áp bình thường.

Đáng chú ý, thống kê cho thấy, bệnh tim mạch chiếm tới 80% số ca tử vong ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4-2021 trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã xem xét thói quen ăn uống của 137.851 người từ 35 đến 70 tuổi. So với những người có chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp nhất, những người bị bệnh tim với chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao nhất có nguy cơ gặp phải các biến cố bệnh tim mạch.

Cũng theo chuyên gia này, chế độ ăn quá nhiều calo, thực phẩm có chỉ số đường GI cao gây bất lợi cho tình trạng chuyển hóa trong cơ thể, trong đó có sức khỏe tim mạch.

Loãng xương cũng làm gia tăng 2,5 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mật độ xương thấp có liên quan đến gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, loãng xương làm gia tăng 2,5 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mất xương có thể được coi là một yếu tố nguy cơ mới đối với bệnh tim mạch.

Thực phẩm giúp giảm thiểu yếu tố "nguy cơ trung gian"

Bác sĩ Ong Thị Tố Linh cho hay chế độ dinh dưỡng tối ưu cho tim mạch là chế độ ăn giúp giảm thiểu các "yếu tố nguy cơ trung gian" gây ra bệnh tim mạch (cao cholesterol huyết, cao huyết áp, cao đường huyết).

Trong đó, các loại thực phẩm có chứa plant sterols (sterols thực vật), omega 3, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cũng như chế độ ăn ít muối, nhiều trái cây và rau có thể giúp giảm 3 yếu tố nguy cơ này.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc Gia của Hoa Kỳ (NIH), sterols thực vật (tối thiểu 1,5 g/ngày) có thể mang lại hiệu quả điều trị đối với việc giảm cholesterol xấu (LDL), giúp giảm trung bình từ 7 đến 10,5% cholesterol LDL. Tỉ lệ giảm này được chứng minh có thể dẫn đến giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Các nguồn thực phẩm tự nhiên chính chứa plant sterols là dầu thực vật, các loại hạt, chất béo dạng phết, các sản phẩm từ sữa ít béo, bánh mì, ngũ cốc và rau.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa Folate (vitamin B9) và vitamin B12 giúp duy trì homocysteine (một loại axit amin dùng để đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và nguy cơ hình thành cục máu đông), tốt cho tim mạch. Omega 3 với DHA và EPA giúp giảm triglyceride huyết, kháng viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, cần có giải pháp bổ sung các nguồn thực phẩm khác nhau.

Dinh dưỡng giúp giảm các yếu tố gây bệnh tim mạch - Ảnh 2.

Nhãn hàng dinh dưỡng Anlene Heart Plus thuộc công ty Fonterra Brands Việt Nam góp mặt tại Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 năm 2024 - Ảnh: Anlene

Đồng hành cùng Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 năm 2024 Anlene Heart Plus thuộc công ty Fonterra Brands Việt Nam là nhãn hàng dinh dưỡng duy nhất góp mặt tại Đại hội Tim mạch toàn quốc.

Anlene Heart Plus là thực phẩm bổ sung với sự kết hợp của các dưỡng chất hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch gồm Plant Sterols, Omega 3, Folate, Vitamin B12 và Kali.

Sản phẩm còn chứa hệ dưỡng chất Move Pro gồm đạm, canxi, magiê và kẽm, Collagen & vitamin C hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên