Thứ 2, ngày 27 tháng 6 năm 2022
Điêu khắc: chúng tôi cần khán giả
TT - Nghệ thuật có những vấn đề riêng của nghệ thuật. Nhưng công chúng, khán giả cũng là một vấn đề của nghệ thuật.
![]() |
Giao điểm - điêu khắc thép trắng của Bùi Hải Sơn |
Nghệ thuật không thể cao ngạo lẩn trong tháp ngà như những lời tuyên bố rằng nghệ thuật đôi khi không cần khán giả.
Đối với điêu khắc, một loại hình xưa nay vốn rất kén chuyện bán - mua, thì giờ đây các điêu khắc gia cũng thoải mái hơn khi kêu gọi: chúng tôi cần khán giả! 18 điêu khắc gia gặp nhau ở triển lãm điêu khắc Sài Gòn - Hà Nội (từ ngày 28-11 đến 7-12 tại Hội Mỹ thuật TP.HCM) đã trao đổi với nhau thật thẳng thắn về điều này.
Điêu khắc gia Bùi Hải Sơn kể rằng có những khách nước ngoài mua tượng điêu khắc của anh để trang trí cho văn phòng ở TP.HCM. Họ còn vận chuyển tượng sang văn phòng của họ ở Bangkok (Thái Lan). Nhưng người mua trong nước thì hầu như không có.
Theo Bùi Hải Sơn, điêu khắc cần đi vào đời sống đô thị, gần gũi hơn nữa với công chúng, nghĩa là điêu khắc cần sự quan tâm từ phía khán giả, cần người mua.
Còn ở Hà Nội, gần đây nhóm điêu khắc trẻ New Form đã có những hoạt động gây được tiếng vang. Nguyễn Anh Tuấn - curator (giám tuyển) khá trẻ (8X) của nhóm này - cho biết nhóm của anh cũng đang đi tìm khán giả.
Nguyễn Anh Tuấn kể lại kinh nghiệm của mình: “Tôi có qua Đài Loan và gặp gỡ một curator có tiếng của họ. Ông ấy cho biết 90% giao dịch ở thị trường mỹ thuật chung vẫn là hội họa, đồ cổ... còn lại mới là điêu khắc. Tuy ít vậy, nhưng dẫu sao tác phẩm làm ra cũng cần để bán”.
![]() |
Tác động - điêu khắc sắt hàn của Hoàng Tường Minh |
Để điêu khắc tiếp cận gần hơn với công chúng, nhóm New Form thử nghiệm đưa điêu khắc vào không gian những quán cà phê ở Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn quan sát thấy rằng có nhiều cặp bạn trẻ chọn không gian điêu khắc để chụp ảnh cưới.
Điêu khắc có thể làm đẹp hơn không gian sống đô thị với cách như vậy. Nhưng làm sao để điều này có thể ứng dụng vào thực tế thay vì là những bước thử nghiệm, đó vẫn là con đường mà các điêu khắc gia đang mày mò tìm hướng đi.
Tuy nhiên, chuyển biến lớn nhất nằm ở sự thay đổi tư duy của những người trẻ. Họ gạt qua bên lề những suy nghĩ cho rằng nghệ thuật không cần khán giả.
Họ không muốn lầm lũi bước đi bằng con đường nghệ thuật cô đơn. Tác phẩm làm ra cần bán được, để tái tạo sức lao động. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm từ nhu cầu sáng tác của bản thân mình, nhưng tác phẩm cũng cần tham gia vào không gian văn hóa của cộng đồng, làm giàu có thêm đời sống thẩm mỹ của công chúng.
Nhưng người mua là ai, người quan tâm là ai... mới là vấn đề nằm ngoài tầm tay của các nhà điêu khắc. Điêu khắc gia Hoàng Tường Minh tâm sự rằng “đơn đặt hàng” nhiều nhất cho các điêu khắc gia hiện nay là các tượng về đề tài tôn giáo. Anh cho biết nhiều sư thầy, cha đạo... có sự am hiểu và yêu cầu cao về nghề. Nhưng người chọn mua tượng điêu khắc đời thường thì dường như không có.
“Có những người có thể mua cây cảnh hàng trăm triệu đồng, nhưng họ không mua tượng điêu khắc. Có thể họ không hiểu, nên họ sợ, họ ngại... hay vì lý do gì nữa mà chúng tôi chưa hiểu” - Hoàng Tường Minh tỏ ra băn khoăn. Nhưng thay vì thái độ “bất cần”, Hoàng Tường Minh cho biết anh vẫn muốn kêu gọi mọi người quan tâm, tìm hiểu điêu khắc, để những tác phẩm đẹp có thể đến với công chúng.
Mặt khác, về mặt chính sách, các điêu khắc gia cũng tâm tư rằng Nhà nước nên đầu tư cho những bức tượng đẹp ở những nơi công cộng như công viên, phố đi bộ... thay vì chỉ đầu tư cho tượng đài. Đầu tư cho tượng đài là phục vụ mục đích lịch sử, văn hóa... nhưng đầu tư cho những không gian điêu khắc công cộng cũng là nhu cầu thẩm mỹ của cuộc sống hôm nay.
Nhà nước có thể bỏ tiền ra mua những bức tranh lưu giữ trong bảo tàng, vậy thì tại sao không thể bỏ tiền mua những bức tượng đẹp phục vụ đời sống thẩm mỹ cộng đồng hằng ngày ở những nơi công cộng? Các điêu khắc gia cần những chính sách từ phía Nhà nước để tạo cơ hội và mở lối đi!
-
TTO - Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức chiều nay 27-6, ông Phan Trọng Lân, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5. Đây là biến thể phụ của dòng Omicron.
-
TTO - Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) liên quan tới sự việc hàng trăm phụ huynh có con học tại đây bất ngờ nhận thông báo từ năm học 2022-2023, con của họ sẽ bị chuyển sang trường khác.
-
TTO - “Ký cam kết tiêm chủng thể hiện chúng ta đặt vai trò của người dân cao hơn trong công tác phòng chống dịch trong giai đoạn bình thường mới, khi xuất hiện các biến chủng mới. Việc ký cam kết trách nhiệm là cần thiết”- ông Phan Trọng Lân nói.
-
TTO - Chiều 27-6, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên và tích hợp năm học 2022-2023.
-
TTO - Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM khiến nhiều phụ huynh, học sinh ngỡ ngàng vì điểm "thấp không thể tin nổi". Có thể lý giải câu chuyện này dưới một số góc nhìn sau đây.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận