Hình ảnh minh họa hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 nằm ngoài nhật quyển - Ảnh: NASA
Theo trang Space.com, ở rìa của Hệ Mặt trời là một biên giới bạo lực, nơi hai sức mạnh vũ trụ xung đột. Một bên là gió Mặt trời với dòng chảy liên tục của các hạt tích điện nóng chảy ra khỏi Mặt trời với tốc độ hàng trăm km/s. Ở phía bên kia là những cơn gió không gian, thổi bức xạ lên hàng tỉ ngôi sao gần đó.
Khi gió thổi ra khỏi Mặt trời theo mọi hướng cùng một lúc, nó tạo thành một bong bóng bảo vệ khổng lồ xung quanh Hệ Mặt trời giúp đẩy lùi khoảng 70% bức xạ tới. Bong bóng này được gọi là nhật quyển (heliosphere), là nơi Mặt trời và các hành tinh của nó cư trú trong đó.
Biên giới nhật quyển đánh dấu một biên giới vật lý nơi Hệ Mặt trời kết thúc và không gian giữa các vì sao bắt đầu.
Sử dụng dữ liệu từ hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 đang nằm ngoài nhật quyển, cũng như vệ tinh IBEX của NASA, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phát xạ của các nguyên tử trung hòa năng lượng (ENA) được tạo ra khi gió Mặt trời và môi trường giữa các vì sao tương tác.
Ông Eric Zirnstein, nhà vật lý không gian tại Đại học Princeton, cho biết: "Tàu vũ trụ Voyager cung cấp phép đo trực tiếp, tại chỗ duy nhất về vị trí của những ranh giới này".
Các nhà khoa học cũng đã sử dụng dữ liệu để tạo ra các mô hình dự đoán sự thay đổi của nhật quyển. Tóm lại, gió mặt trời và môi trường giữa các vì sao đẩy và kéo lẫn nhau để tạo ra một ranh giới luôn chuyển động.
Khi xem xét dữ liệu từ các hành trình của Voyager 1 và Voyager 2, các nhà khoa học phát hiện ra hành trình bay của nhật quyển đã thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Nghiên cứu mới về nhật quyển đã đưa ra dữ liệu mâu thuẫn với những phát hiện trước đó.
Trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu gọi những khác biệt này là "hấp dẫn và có khả năng gây tranh cãi".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận