03/06/2023 10:40 GMT+7

Điểm rèn luyện: động lực hay gánh nặng của sinh viên?: Là quá trình, không phải chương trình

Có nhiều giải pháp được đưa ra để đảm bảo ngoài học, sinh viên vẫn dành thời gian bồi dưỡng tinh thần và rèn luyện kỹ năng.

Sinh viên hướng dẫn học sinh thao tác sơ cứu, băng bó vết thương - Ảnh: Q.L.

Sinh viên hướng dẫn học sinh thao tác sơ cứu, băng bó vết thương - Ảnh: Q.L.

Thực tế nếu sinh viên chỉ có điểm học tập cao mà điểm rèn luyện thấp sẽ dễ bị gạch tên khi xét học bổng, giới thiệu thực tập và việc làm ở một số trường. Có nơi còn bắt buộc sinh viên phải dự một vài chương trình vinh danh, hội nghị, hội thảo trong học kỳ nếu muốn bảng điểm rèn luyện đẹp.

Rèn luyện, tích lũy điểm rèn luyện phải là một quá trình, cần tạo thành thói quen chứ không chỉ qua một vài chương trình.

Nhiều chương trình sinh viên chẳng muốn dự vì nhàm chán, tốn thời gian nhưng để điểm rèn luyện cao nên ráng dự. Còn tiếp thu được gì không thì chẳng ai biết bởi ban tổ chức, lãnh đạo từ trường đến khoa, đoàn thể thường chỉ quan tâm số lượng tham dự, ít khi đo lường hiệu quả hay lắng nghe ý kiến người dự. Áp lực của người tổ chức là số liệu báo cáo, của người dự là được điểm danh.

Khi mạng xã hội phát triển, không ít chương trình vô bổ bị chỉ đích danh, khách mời không truyền tải thông điệp tích cực cho sinh viên mà ăn nói huyên thuyên khiến nhà trường, đơn vị tổ chức phải xin lỗi, rút kinh nghiệm, còn khách mời cứ vô tư không biết mình sai ở đâu.

Ngày hội tân sinh viên lẽ ra để các khoa, các ngành giới thiệu với sinh viên những điều hay nhất để họ tin vào lựa chọn của bản thân. Kinh phí cho gian hàng trưng bày, hoạt động giới thiệu lại quá ít, thậm chí là không có. Nhưng cái đập vào mắt sinh viên là những băng rôn, poster to đùng hình ảnh diễn viên, ca sĩ có mặt tại ngày hội. Mà chỉ có lãnh đạo trường, thủ lĩnh phong trào ủng hộ thì các nghệ sĩ ấy mới vào được trường phục vụ sinh viên chứ còn ai nữa!

Tôi có gần 10 năm làm trong giáo dục, đồng hành với sinh viên, và khởi nghiệp gần 4 năm nay, chẳng có thành công nào mà không cần sự khổ luyện. Sinh viên đã đủ trưởng thành để biết điều gì tốt, cái nào không tốt nhưng vẫn cần được thầy cô, nhà trường định hướng để chọn tham gia hoạt động nào thật sự phù hợp. Ép buộc chưa bao giờ là giải pháp.

Mỗi chúng ta đều khác biệt, người thích nơi sôi động, náo nhiệt nhưng cũng có người chỉ thích trầm lắng và suy tư. Hãy để sinh viên được tự quyết định lộ trình rèn luyện của chính họ ở môi trường đại học. Chúng ta áp dụng thành công học chế tín chỉ trong đào tạo kiến thức, tại sao lại không thể như thế với điểm rèn luyện sinh viên?

Chúng ta đang đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội ở trong tương lai 5 - 10 năm tới. Nên việc học tập và rèn luyện cần hài hòa. Cân bằng giữa giải trí và tiếp thu những điều tích cực qua giải trí là nhiệm vụ khó nhưng phải làm để bắt kịp sự năng động của sinh viên hiện nay. 

Rèn luyện sức khỏe cũng vậy, làm sao so giữa thi chạy vài ba km trong một buổi rồi ai hoàn thành đều được chứng nhận "Thanh niên khỏe" để xét tiêu chí danh hiệu này khác với kiên trì mỗi ngày chạy 2km nhưng ngày nào cũng làm.

Điểm rèn luyện: "Động lực hay gánh nặng sinh viên?" - Trả lại đúng bản chất điểm rèn luyệnĐiểm rèn luyện: 'Động lực hay gánh nặng sinh viên?' - Trả lại đúng bản chất điểm rèn luyện

Nhiều ý kiến gửi về diễn đàn nói thật dù biết là quy định trong khung đào tạo nhưng khá tâm tư với cột điểm rèn luyện.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên