17/02/2012 00:01 GMT+7

Đi tìm "người anh em" của vùng đất Sài Gòn

Thông tin dịch vụ
Thông tin dịch vụ

Thông tin dịch vụ - Về mặt địa hình, TP.Hồ Chí Minh giáp ranh rừng sác Đồng Tháp Mười chạy tới biển. Đến thời Pháp thuộc, Sài Gòn phát triển rộng thêm trên vùng đất cao, theo hướng bắc và đông bắc, tức hướng Gia Định - Biên Hòa.

Từ ngày thành lập cho tới cuối thập niên 1960 thành phố không bị ngập lụt. Tuy nhiên hiện nay thành phố ngập lụt ngày càng trầm trọng và mọi người bắt đầu công cuộc tìm kiếm những vùng đất tốt hơn có thể hiện diện song hành với thành phố hiện tại. Vậy vùng đất tốt hơn đó ở đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt của thành phố. Theo các chuyên gia thủy lợi, từ năm 2003 đến nay thành phố rất dễ ngập, kể cả khi lượng mưa trung bình chỉ từ 30 - 40 mm. Bên cạnh đó thành phố còn bị đe dọa bởi những đợt triều cường. Còn không ít nguyên nhân ngập lụt do chính con người gây ra. Tình trạng bêtông hóa cao làm tăng nhiệt độ bề mặt đô thị dẫn đến những trận mưa lớn, trong khi đó ao hồ kênh rạch thoát nước bị san lấp cũng khiến tình trạng úng ngập càng trầm trọng.

Đứng trước thực trạng đó, nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phố nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa).

Đồng Nai – địa thế chống ngập

“Tại sao vùng đất cao ráo, nền chắc, cảnh quan đẹp đẽ ở phía bắc TP. HCM, xây dựng trên nền đất xám phát triển trên phù sa cổ rất vững chắc, mạch nước ngầm trong, sạch, dồi dào, thoát nước tốt lại chưa được chú ý để trở thành môi trường sống mới của mọi người?”.

Nhiều người đến Đồng Nai đã phải thốt lên như thế. Xưa, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn…” cho thấy từ xưa các vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Đồng Nai đã có sự gắn kết chặt chẽ.

Đồng Nai ngày nay nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với năm tỉnh, thành phố (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh). Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các công trình đang được nhanh chóng hoàn thiện như đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước.

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên, với các dạng đồi lượn sóng, độ cao từ 20m - 200m, bao gồm các đồi bazan. Bề mặt địa hình rất phẳng với quỹ đất phong phú và phì nhiêu.

Phần lớn đất Đồng Nai là đất đỏ bazan, nền đất lý tưởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị. Đất đô thị và đất xây dựng có độ cứng nên không tốn nhiều chi phí san lấp, xử lý nền móng công trình, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.

Đất Đồng Nai còn sinh ra nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; rừng và nguồn nước...

Trong năm năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên cho khôi phục tái tạo rừng tự nhiên ở huyện Định Quán và Xuân Lộc nhằm điều hòa khí hậu và cân bằng sinh thái; xây dựng năm hồ ở các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh để ngăn lũ tạo nguồn tưới tiêu.

Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị áp dụng các chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quy định thiết kế bề mặt cứng (mặt vỉa hè, mặt đường…), tạo lập các hạ tầng xanh như công viên, hồ điều hòa làm tăng khả năng tiêu thoát tự nhiên sẽ tạo nên các khu đô thị mới hoàn toàn tránh được ngập úng.

pFM7mDwa.jpg

Câu ca dao mà ai cũng thuộc nằm lòng đã nói lên Đồng Nai có vị thế “người anh em” của đất Sài Gòn: “Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.

Đồng Nai mời gọi cư dân, nhà đầu tư với thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng màu mỡ, khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, cùng các chính sách của chính quyền về vấn đề thoát nước trong quy hoạch đô thị (xây dựng một số công trình cấp thoát nước, gia cố và nạo vét những sông suối trọng điểm…).

Đây chắc chắn sẽ là “vùng đất mới” cho con người định cư và phát triển, bên cạnh một Sài Gòn đông đúc.

Thông tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên