Thanh Hóa: Cháy lớn tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai
Phóng to |
Những rừng thông cổ thụ nâng cao giá trị cảnh quan di tích Huế song cũng là nguy cơ gây cháy vì rất dễ bắt lửa - Ảnh: Thái Lộc |
Theo ông Nguyễn Thành Nam - trưởng phòng quản lý bảo vệ của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, tại 16 cụm - điểm di tích chính thì “năm nào cũng có cháy”.
Vụ cháy được cho là nghiêm trọng xảy ra vào năm 1994, ngay trước ngày tổ chức đón nhận bằng di sản văn hóa thế giới. Khi ấy, do bất cẩn trong việc đốt rác của một nhân viên di tích mà toàn bộ rừng thông cổ thụ nằm trong khu vực mộ vua Minh Mạng bị thiêu rụi.
Năm 2004 thì xảy ra cháy ở mặt sau núi Ngọc Trản thuộc di tích điện Huệ Nam (Hòn Chén). Đến giữa năm 2006, gần 10ha rừng thông gần 30 năm tuổi trên núi Châu Chữ cũng bị thiêu cháy. Ngọn lửa cháy tận la thành của lăng vua Khải Định, bao trùm cả miếu sơn thần “bảo hộ” cho ngọn núi mà lăng vị vua này tọa lạc...
Năm 2012 thì rừng thông cảnh quan ở đồi Vọng Cảnh, nằm gần nhiều di tích quan trọng như lăng Tự Đức, Đồng Khánh, Kiên Thái Vương... bốc cháy trong đêm. Riêng trong năm 2013, hơn 500m2 rừng thông nằm trong lăng Thiệu Trị cũng bị cháy. Đồng thời ở lăng Đồng Khánh cũng suýt bị ngọn lửa uy hiếp mà nguyên nhân do người dân đốt ong ở rừng thông gần đó...
“Rất may các vụ cháy chỉ xảy ra ở những cánh rừng nằm trong di tích và khu vực tiếp giáp, được chữa cháy kịp thời, chưa kịp lan đến các kiến trúc. Cháy chính là nỗi khiếp sợ thường trực của đội ngũ bảo vệ ở đây, nên tất cả đều rất đề phòng và sẵn sàng vào cuộc khi có tình huống!” - ông Nam nói.
Lực lượng bảo vệ của trung tâm di tích hiện chỉ khoảng 170 người, rải đều tại 16 điểm di tích là quá ít. Mỗi khi một di tích có cháy, lực lượng ở các điểm di tích lân cận lập tức được huy động ứng cứu.
Hằng năm, cảnh sát PCCC đều tổ chức kiểm tra định kỳ tại các di tích, cùng với tổ chức diễn tập phòng chống cháy nổ cho toàn thể đội ngũ. Ông Nam cho hay mỗi năm Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đầu tư từ 20-100 triệu đồng mua sắm thiết bị chữa cháy tại các di tích. Tính trong gần 20 năm, tổng số tiền đầu tư cho thiết bị này khoảng 1 tỉ đồng...
Tại các di tích Huế, theo ông Nam, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, mà nguy cơ lớn nhất chính là công trường thi công trùng tu với dây điện ngổn ngang và những lớp dăm gỗ dày ngay trong các kiến trúc gỗ. Mối nguy cơ cao khác là ở việc đốt ong và đốt rác trong các cánh rừng hoặc khu nhà dân tiếp giáp di tích...
Tuy nhiên, một trong những nguy cơ thường trực xuất phát từ việc hút thuốc của du khách tham quan. Ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đã ban hành quy định cấm hút thuốc tại tất cả các điểm di tích, song vẫn còn tình trạng khách hút thuốc bừa bãi mà không phải lúc nào bảo vệ cũng phát hiện để kịp nhắc nhở.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận