Năm 1998, tôi bắt đầu đi làm tại một doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2002, tôi chuyển đến làm giáo viên tại một trường dạy nghề công lập, được tính nối hệ số lương cơ bản và bảo hiểm xã hội. Tháng 3 năm 2024, trường được sáp nhập với 2 trường cao đẳng công lập khác. Nay, hiệu trưởng mới thông báo sẽ ký lại hợp đồng làm việc.
Xin hỏi việc ký lại sẽ được thực hiện theo những quy định pháp luật nào? Ảnh hưởng của việc ký lại hợp đồng đến quyền lợi của người lao động ra sao?
Bạn đọc Trần B (TP.HCM) gửi câu hỏi.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về việc ký lại hợp đồng lao động như sau:
Đây là công việc đòi hỏi làm thường xuyên, người lao động cũng đã làm việc nhiều năm tại trường. Theo đó, hợp đồng lao động phải bảo đảm thể hiện quá trình làm việc thực tế của người lao động, khớp với quá trình đóng bảo hiểm xã hội trong nhiều năm, bởi lẽ: Việc làm công việc mang tính chuyên môn, thường xuyên, liên tục thì buộc phải có hợp đồng lao động giữa các bên.
Việc người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động đã là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự.
Căn cứ vào quy định tại điều 9 nghị định 12 năm 2022 của Chính phủ về xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi "giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên", "giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật" với mức xử phạt từ 2 triệu đến 25 triệu đồng tùy số lượng người lao động không được ký hợp đồng.
Ngoài mức phạt tiền, còn buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận