22/02/2023 16:34 GMT+7

Đề xuất tách bạch các loại đất trong cơ sở tôn giáo để tính tiền thuê đất

Kiến nghị được đại biểu nêu tại hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức sáng 22-2.

Đề xuất tách bạch các loại đất trong cơ sở tôn giáo để tính tiền thuê đất - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị sáng 22-2 - Ảnh: MTTQ

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, hiện nay có tình trạng các cơ sở tôn giáo tự thỏa thuận, thực hiện việc chuyển nhượng, mua bán lại đất của các hộ gia đình, cá nhân, nhận hiến tặng, công đức không đúng.

Một số cơ sở tôn giáo sau khi nhận hiến tặng, chuyển nhượng đã tự mở rộng chùa, nhà thờ mà chưa thực hiện các thủ tục theo quy định, gồm các thủ tục chấp thuận cho tu bổ, tôn tạo di tích, phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Do đó ông Hậu đề nghị xem xét quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. 

Ông cũng đề nghị có quy định cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức kinh tế để xây dựng khu du lịch liên quan đến tôn giáo, nhất là việc tách bạch đất sử dụng vào mục đích tôn giáo (không thu tiền sử dụng đất) và đất kết hợp du lịch để tính tiền thuê đất. 

Cũng về nội dung này, cựu phó bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung cho rằng cần có quy định cụ thể về đất tôn giáo để Nhà nước có chính sách phù hợp.

Dự thảo luật quy định đất tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp của các tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Như vậy, các trường hợp tổ chức tôn giáo sử dụng đất ngoài nội dung trên đều không phải là đất tôn giáo, phải chuyển sang hình thức thuê đất. Trong khi hiện không có quy định về Nhà nước giao đất tôn giáo có thu tiền.

Đề xuất tách bạch các loại đất trong cơ sở tôn giáo để tính tiền thuê đất - Ảnh 2.

Cựu phó bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung - Ảnh: MTTQ

Nêu thực trạng một số cơ sở tôn giáo đang quá tải, bà Dung đề nghị bổ sung quy định về điều kiện quy hoạch đất tôn giáo. Theo quy định, khi lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có chỉ tiêu sử dụng đất của loại đất cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên việc thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với loại đất này chỉ thể hiện khi hiện trạng đã là đất cơ sở tôn giáo. “Chỗ nào đã có tôn giáo được giao đất thì mới được tính trong quy hoạch nhưng chưa căn cứ tỉ lệ tín đồ tôn giáo hiện nay, quỹ đất mà địa phương cần cho cơ sở tôn giáo trong 20-30 năm tới”, bà Dung trăn trở. 

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31-12-2019, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng hơn 590.000ha đất, gồm đất lâm nghiệp 540.000ha, đất sản xuất nông nghiệp các loại 3.600ha, đất cơ sở tôn giáo có 13.000ha, đất cơ sở tín ngưỡng 7.000ha. Trong đó đất cơ sở tôn giáo đã tăng 1.600ha; đất tín ngưỡng tăng 609ha trong 5 năm.

Dự thảo luật lần này tiếp tục thừa nhận, quy định đối với việc công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất. Tức là Nhà nước sẽ giao đất không thu tiền sử dụng đất và UBND cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quyết định diện tích đất giao.

Tuy nhiên đối với diện tích tổ chức tôn giáo sử dụng vào các mục đích khác thì phải trả tiền thuê đất hằng năm.

'Tranh chấp liên quan đất đai xử kiểu nào cũng được bởi có quá nhiều luật'

Thực tế trên được luật sư Nguyễn Văn Hậu - chủ nhiệm cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam - nêu sáng 15-2.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên