Do đó có thể kiến nghị thành lập một sở hoặc đơn vị chuyên về quản lý các công trình giao thông để quản lý tập trung, tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý.
Tại buổi hội thảo này, ông Trần Quang Phượng - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết hiện có tới sáu đơn vị quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong đó mỗi đơn vị quản lý riêng biệt có, chồng chéo nhau cũng có. Do đó khi xảy ra sự cố sụt lún mặt đường khó xác định ngay cơ quan chịu trách nhiệm, khắc phục hậu quả khiến tình trạng này ngày càng tăng.
Theo ông Phượng, trong số 33 vụ lún sụt mặt đường xảy ra gần đây, chỉ có 10 vụ được xác định do đơn vị tổ chức thi công không đúng quy trình, còn lại do các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu, hệ thống cấp nước, thoát nước, khai thác nước ngầm tràn lan... Các vụ xác định được trách nhiệm do đơn vị thi công đã được xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ thi công.
Ông Lưu Trung Hòa, phó chủ tịch UBND Q.1, cùng nhiều đại biểu có mặt ngay lập tức phản ứng đánh giá của ông Phượng. Ông Hòa cho rằng phải xem xét lại đánh giá của Sở Giao thông vận tải, vì theo ông, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các đơn vị thi công công trình thiếu trách nhiệm.
Ông Lê Phước Thảo - giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP - nhấn mạnh: hầu hết các vị trí xảy ra sụt lún thời gian qua đều đã được cảnh báo từ trước, kể cả những vị trí xảy ra hậu quả chết người đều nằm trong danh sách cảnh báo của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP. Tuy nhiên chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và thi công đã không quan tâm đúng mức dẫn tới tình trạng sụt lún liên tục. Nếu các đơn vị liên quan tiếp tục lơ là cảnh báo này, sẽ còn nhiều “hố tử thần” khác phát sinh.
Đại biểu HĐND TP Trương Trọng Nghĩa cho rằng không chỉ do đơn vị thi công ẩu mà đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư cũng là những người chịu trách nhiệm vì đã ký nghiệm thu ẩu, để xảy ra hậu quả mới quay ra đổ lỗi cho nhau.
Ông Huỳnh Công Hùng, đại biểu HĐND TP, cho rằng cần có một đơn vị độc lập xác định trách nhiệm của các bên liên quan, nếu để tự các đơn vị kiểm tra, xác định trách nhiệm sẽ không đi tới đâu. Đã có người chết do “hố tử thần” nhưng chưa hề thấy một cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm ngoài việc khắc phục hậu quả.
Thêm ôtô sụp “hố tử thần” Khoảng 20g ngày 7-11, chiếc Toyota bốn chỗ do tài xế Trần Thanh Dũng điều khiển đến vòng xoay Lạc Long Quân - Ông Ích Khiêm (Q.11, TP.HCM) thì bất ngờ đầu xe bị sụp xuống mặt đường. Tại hiện trường, hố có đường kính hơn 1m, bên dưới khoét sâu, đầy nước. Chiếc xe bị gãy trục bánh, phải nhờ xe cẩu kéo ra khỏi hố. Theo tài xế Dũng, khi xe sụp hố, cả vợ con anh nhào đầu té ngã về phía trước, may mắn chỉ bị thương nhẹ. Có mặt tại hiện trường, ông Đỗ Bá Nguyên - thanh tra Sở GTVT TP.HCM - cho biết nơi chiếc xe bị sụp thuộc công trường từng làm hệ thống ống cấp nước D400, được xây lắp bởi Công ty cổ phần miền Trung, trụ sở ở đường số 5, P.Phước Long, Q.9. |
Theo bạn, chịu trách nhiệm về các "hố đen", "hố tử thần" gây ra "sụp bẫy" trên đường là:
Nhà thầu thi công Chủ đầu tư dự án và đơn vị tư vấn giám sát Sở Giao thông vận tải Tất cả các đơn vị trên Ý kiến khác
|
Tin bài liên quan:
Thi công tắc trách, ô tô sụp "bẫy" Giám sát “hố tử thần”TP.HCM tăng cường kiểm tra, xử lý “hố tử thần”Hố tử thần” còn rình rậpTrách nhiệm lòng vòngHầu hết sự cố lún sụt do tái lập mặt đường ẩu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận