Thứ 7, ngày 24 tháng 4 năm 2021
Đề xuất Chính phủ không nhận chìm vật chất ở Hòn Cau
TTO - Bộ Tài nguyên môi trường, UBND tỉnh Bình Thuận và Tập đoàn điện lực Việt Nam đã thỏa thuận sử dụng gần 1 triệu m3 “vật, chất” nạo vét ở cảng Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 để thực hiện dự án lấn biển cho cảng Tổng hợp Vĩnh Tân.
![]() |
Kè đá tạo âu, luồng cho tàu chở than vào cảng ở nhiệt điện Vĩnh Tân - Ảnh: ĐÔNG HÀ |
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online khẳng định điều này chiều 9-8. Phương án này sẽ được trình lên Chính phủ xem xét quyết định.
Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cũng có một “gợi ý” để không phải nhận chìm ở Hòn Cau: Hiện cảng tổng hợp Vĩnh Tân - nằm sát cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 - đã xây kè để tạo mặt bằng cho cảng và đang cần đưa vật liệu vào để san lấp. Do đó hoàn toàn có thể dùng vật chất nạo vét ở Vĩnh Tân 1 đưa sang cảng Tổng hợp Vĩnh Tân.
Trước đó nữa, tháng 6-2017, thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy cho phép Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu m3 vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu - khu vực trước bến của cảng than phục vụ cho nhà máy, xuống vùng biển cách khu bảo tồn biển Hòn Cau chỉ khoảng 8 km.
Sau khi có giấy phép trên, trước dư luận lo ngại cho môi trường của Hòn Cau, đặc biệt của khu vực nuôi tôm giống, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có công văn đề nghị Ban Bí thư, Ban Kinh tế trung ương chỉ đạo xem xét lại một cách khách quan, toàn diện dự án này.
Ngày 3-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định pháp luật, đồng thời giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận.
-
TTO - Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 23-4 khẳng định đặc biệt coi trọng vấn đề vùng đặc quyền kinh tế, tạo hành lang pháp lý nhằm tăng cường hợp tác, giảm các vụ việc đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông.
-
TTO - Bộ Y tế chiều 23-4 cho biết cả nước có 6 ca mắc COVID-19 mới, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đà Nẵng (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Khánh Hòa (2 ca), An Giang (1 ca), TP.HCM (1 ca).
-
TTO - Sau khi sập sàn Coolcat, trong vòng chưa đến 1 tuần đã có hàng ngàn người báo bị mất tiền, ước tính sơ bộ con số thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Hàng trăm đơn tố cáo bị chiếm đoạt tài sản cũng được gửi đến cơ quan chức năng.
-
TTO - Các tàu cứu hộ của Singapore, Malaysia đã lên đường nhưng chỉ tới Bali sau ngày 24-4. Vấn đề là lượng oxy trên tàu ngầm mất tích của Indonesia ước tính chỉ còn đủ đến 3h sáng 24-4. Mọi hi vọng đang dồn về Ấn Độ.
-
TTO - Do không có khả năng kinh doanh xuất khẩu và cũng không am hiểu đầy đủ những luật lệ trong sân chơi quốc tế, 'cha đẻ' gạo ST25 không có đăng ký bảo hộ sản phẩm ở Mỹ và các thị trường lớn khác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận