Công nhân Công ty TNHH MTV Nam Triệu sửa chữa tàu vỏ thép tại Nhà máy đóng tàu Tam Quan, Bình Định - Ảnh: THÁI THỊNH |
Ông Phan Trọng Hổ - giám đốc Sở NN&PTNT, phó trưởng Ban chỉ đạo chương trình nghị định 67 tỉnh Bình Định - nói như vậy về việc tàu vỏ thép nằm bờ.
“Con tàu trị giá hàng chục tỉ đồng mà khi hợp đồng thì ngư dân không hiểu nhiều về pháp lý, do đó rất thiếu chặt chẽ và bất lợi. Ngư dân cũng không biết việc giám sát quá trình đóng tàu, nhà máy làm sao thì chịu vậy” - ông Hổ nói.
Theo ông Hổ, Sở NN&PTNT đã tham mưu để UBND tỉnh Bình Định có chỉ đạo trong thời gian tới khi tiếp tục thực hiện việc đóng tàu theo nghị định 67.
Theo đó, khi chủ tàu được ngân hàng cho vay vốn đóng tàu thì UBND tỉnh thành lập một tổ tư vấn hướng dẫn chủ tàu ký hợp đồng với nhà máy đóng tàu chặt chẽ, đủ yếu tố pháp lý.
Về tư vấn giám sát, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT giới thiệu các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân, có năng lực và trình độ để ngư dân dựa vào đó ký hợp đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Hào, chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Định, đề xuất không nên đóng tàu vỏ thép ồ ạt mà nên chọn những ngư dân thực sự tâm huyết, có nghề, mong muốn khai thác khơi xa kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Thà có đội tàu vỏ thép ít mà vững chắc hơn là có số lượng lớn mà chất lượng không ra gì. Tôi đề xuất nên có thêm quy định khi cho vay, chủ tàu phải có bằng cấp chứng minh họ được đào tạo, bổ túc kiến thức về điều khiển, khai thác tàu vỏ thép vì không thể để ngư dân “tự bơi” một cách phiêu lưu trên những con tàu lớn, hiện đại như vừa rồi” - ông Hào nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận