28/07/2016 09:34 GMT+7

Để không cạn kiệt ý tưởng cho những bài luận

TUẤN MINH (Theo WikiHow)
TUẤN MINH (Theo WikiHow)

TTO - Nguồn cảm hứng và những ý tưởng sáng tạo là chìa khóa thành công của những bài luận, kịch bản hoặc sách báo. Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì được cảm hứng cho mình.

Duy trì cảm hứng và luôn có ý tưởng sáng tạo là chìa khóa cho những bài luận hay - Ảnh: WikiHow

1. Nghĩ đến điều mình yêu thích

Đồ vật thích nhất, nơi muốn đến hay người mà bạn ngưỡng mộ, luôn muốn được gặp thường là những đối tượng dễ mang lại cho bạn nguồn cảm hứng dồi dào và động lực để sáng tạo ra một điều gì đó.

Nghĩ tới những điều mình yêu thích như thú cưng, sở thích, bộ phim hay một người mà bạn ngưỡng mộ - Ảnh: WikiHow
Nghĩ tới những điều mình yêu thích như thú cưng, sở thích, bộ phim hay một người mà bạn ngưỡng mộ - Ảnh: WikiHow

Ngay khi bạn cảm thấy trong đầu mình trống rỗng và cần được lấp đầy bởi những ý tưởng mới lạ, bạn có thể xem lại bộ phim yêu thích, đi dạo với thú cưng hay gọi điện thoại để trò chuyện với người bạn thân. Trong quá trình đó, nhiều ý tưởng mới hoặc nguồn cảm hứng sẽ đến với bạn.

2. Đọc sách, xem ti vi hoặc nghe nhạc

Đây là một trong những cách tạo ra nguồn cảm hứng một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất mà những con người trong cuộc sống công nghiệp áp dụng.

Xem ti vi, nghe nhạc hoặc đọc sách là cách đơn giản nhất để tìm nguồn cảm hứng sáng tác - Ảnh: WikiHow
Xem ti vi, nghe nhạc hoặc đọc sách là cách đơn giản nhất để tìm nguồn cảm hứng sáng tác - Ảnh: WikiHow

Ba phương tiện nêu trên được xem như một nguồn cảm hứng dồi dào và liên tục được cập nhật. Biết đâu, bất chợt một hình ảnh đẹp, một giai điệu êm tai nào đó có thể liên quan đến điều mà bạn đang suy nghĩ, nó sẽ cung cấp cho bạn một gợi ý đề tìm ra ý tưởng và đem đến nguồn cảm hứng trong từng câu chữ.

Mỗi yếu tố tác động đến thị giác và thính giác sẽ đem đến cho người tiếp nhận những nguồn cảm hứng và ý tưởng đột phá khác nhau mà chỉ có người đó mới giải thích được.

3. Thực hiện những cuộc nghiên cứu bỏ túi

Nếu muốn tạo nguồn cảm hứng để sáng tạo ra một đối tượng nào đó, bạn hãy nghiên cứu thật nhiều về nguồn gốc, lịch sử phát triển và những vấn đề xoay quanh nó.

Nghiên cứu thông tin về các đối tượng trong bài luận - Ảnh: WikiHow
Nghiên cứu thông tin về các đối tượng trong bài luận - Ảnh: WikiHow

Ví dụ, bạn cần phải viết kịch bản cho một vở kịch kinh dị. Bạn có thể sử dụng bất kì nguồn tài liệu nào như sách vở, mạng internet để tìm hiểu về cách viết kịch bản, các vở kịch kinh dị ăn khách, những câu chuyện kinh dị về bệnh viện, rừng hoang, bảo tàng hoặc các diễn viên đóng phim kinh dị. Tất cả những đối tượng đó có thể giúp bạn nảy sinh ra trong đầu một ý tưởng mới lạ mà chưa ai từng làm.

Lưu ý, việc tìm hiểu những tác phẩm đi trước là để học hỏi điểm hay và khắc phục những hạn chế. Tìm kiếm ý tưởng và tạo ra cảm hứng không có nghĩa là sao chép toàn bộ tác phẩm của người khác

4. Đầu xuôi, đuôi lọt

Một khởi đầu thuận lợi như nguồn động lực khiến cho cả quá trình trở nên thông suốt, liền mạch.  

Khoan hãy nghĩ nhiều tới diễn biến, bạn hãy tập trung suy nghĩ để bắt đầu bài luận bằng  một tình huống bất ngờ, một đoạn hội thoại gây chú ý, tò mò hoặc một hình ảnh để lại ấn tượng thật mạnh.

Tập trung tìm ra sự mở đầu thật ấn tượng, tạo sự tò mò hứng thú để giữ chân người đọc - Ảnh: WikiHow
Tập trung tìm ra sự mở đầu thật ấn tượng, tạo sự tò mò hứng thú để giữ chân người đọc - Ảnh: WikiHow

Điều này giúp bạn giữ chân người đọc ngay từ đầu cũng như tạo cảm hứng viết lách cho chính bản thân mình.

Thời buổi mà con người ước một ngày có hơn 24 tiếng đồng hồ thì họ không có nhiều thời gian để đọc một bài luận nhàm chán. Vì thế, họ sẽ chỉ duy trì sự kiên nhẫn và tò mò đối với những tác phẩm ngay từ đầu thực sự khiến họ ấn tượng và hứng thú.

5. Lập dàn ý

Nếu muốn những nội dung mà mình viết ra được liền mạch và logic, tốt hơn hết, bạn nên lập một dàn bài, một sơ đồ nhánh hoặc hay hơn là những hình vẽ minh họa với những từ khóa quan trọng thể hiện diễn biến nội dung theo trình tự thời gian.

Lập dàn ý tóm tắt lại diễn biến nội dung, đặc biệt là những bài luận dài
Lập dàn ý tóm tắt lại diễn biến nội dung, đặc biệt là những bài luận dài

Ngoài ra, với những bài luận phải viết trong nhiều ngày, bạn sẽ không có thời gian để mỗi lần đặt bút viết sẽ lật lại từ trang đầu tiên. Thay vào đó, dàn ý tóm tắt sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình viết bài hay sáng tác. Đây là một cách làm vô cùng khoa học

6. Không ngại thử những ý tưởng có 1-0-2

Giá trị của một bài luận hay một kịch bản cạnh tranh nhau ở những ý tưởng có 1-0-2, mới lạ, độc đáo và chưa từng xuất hiện ở bất kì đâu.

Vì thế, ngay khi có một ý tưởng nào đó xuất hiện trong đầu, cho dù là điên rồ hay quái đản nhất, bạn cũng đừng quên ghi chép lại trên giấy để lưu trữ lại và từ từ sử dụng.

Ghi chép lại toàn bất kì ý tưởng nào nảy sinh trong đầu - Ảnh: WikiHow
Ghi chép lại toàn bất kì ý tưởng nào nảy sinh trong đầu - Ảnh: WikiHow

Nhiều người khi viết luận hoặc sáng tác truyện, tiểu thuyết thường sợ rằng người khác sẽ nghĩ những ý tưởng mới của mình là trẻ con, ngu xuẩn hay vô dụng. Chính vì thế, khi có ý tưởng gì nảy sinh trong đầu, bản thân họ sẽ e dè mà bỏ qua. Điều này khiến họ tự đánh mất dần đi khả năng sáng tạo và bào mòn nhiều nguồn cảm hứng.

Lưu ý, trong quá trình viết các bài luận ngắn, khóa luận dài hay sáng tác truyện, mỗi cá nhân nên trang bị cho mình sổ tay để có thể ghi chép ở bất kì đâu như trường học, trạm xe buýt, thư viện hoặc thậm chí là trong siêu thị. Bởi ý tưởng có thể đến bất kì lúc nào, bất kì đâu. Nếu không ghi chép lại, bạn hoàn toàn có thể quên rất nhanh chóng và lãng phí. 

TUẤN MINH (Theo WikiHow)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên