27/10/2017 16:53 GMT+7

Đau bụng mạn ở trẻ em

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Khoảng 10-15% trẻ em, thanh thiếu niên thường mắc chứng đau bụng mạn hoặc có những triệu chứng rối loạn chức năng như nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn… mà không rõ nguyên nhân.

Đau bụng mạn ở trẻ em - Ảnh 1.

Đau bụng mạn ở trẻ em có tính chất tái đi tái lại nhiều lần. Đau bụng mạn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ bệnh lý chức năng, có nguyên nhân từ bệnh lý thực thể hoặc nguyên nhân từ tâm lý.

Khi chẩn đoán bệnh cần tìm nguyên nhân khi có dấu hiệu báo động qua bệnh sử như sụt cân, ói tái diễn, tiêu chảy kéo dài, xuất huyết tiêu hóa, sốt, viêm khớp, phát ban, rối loạn tâm thần,… và khám lâm sàng có kèm những biểu hiện bệnh thực thể như chậm tăng trưởng, sờ có khối u, gan to, lách to, nứt dò hậu môn, són phân…

Căn cứ định nghĩa đau bụng mạn theo Rome III: khi có ít nhất 1 cơn đau một tuần kéo dài trong 2 tháng trước khi chẩn đoán. Nhóm nghiên cứu đã phân chia đau bụng mạn ở trẻ có 4 thể:

- Khó tiêu chức năng: đau kéo dài hay tái diễn hoặc khó chịu vùng thượng vị; không giảm khi đi tiêu hoặc không kèm thay đổi số lần đi tiêu hoặc hình dạng phân; không bằng chứng bệnh lý viêm, cơ thể học, chuyển hóa hoặc ác tính.

- Hội chứng ruột kích thích: đau bụng kèm thay đổi đại tiện, khó chịu hoặc đau ở bụng kèm theo triệu chứng giảm đau khi đi tiêu, khởi phát đau kèm thay đổi số lần đi tiêu và khởi phát kèm thay đổi hình dạng phân.

- Đau bụng chức năng: đau bụng bộc phát riêng lẻ, đau bụng cơn hoặc liên tục và không có các rối loạn tiêu hóa khác.

- Migraine bụng: cơn đau bụng bộc phát quanh rốn cấp dữ dội kéo dài trên 1 giờ đồng hồ, có chu kỳ cách quãng so với lúc bình thường hàng tuần, hàng tháng, đau kèm với một trong 2 biểu hiện như biếng ăn, nôn ói, ói mửa, nhức đầu, sợ ánh nắng, xanh tái.

Trong đó, đau bụng mạn ở trẻ xảy ra nhiều nhất ở thể hội chứng ruột kích thích chiếm 54%, đau bụng chức năng chiếm 29%, khó tiêu chức năng chiếm 20% và Migraine bụng ít nhất 2%.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những con số thống kê đáng quan tâm cho thấy mối liên quan giữa đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý ở trẻ trong gia đình, nhà trường ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong đó, 59% tỷ lệ sang chấn tâm lý ở trẻ gây đau bụng mạn nguyên nhân do cha mẹ la rầy; 21% do cha mẹ hoặc người thân mất; 12% do cha mẹ không sống chung và 13% tình trạng sức khỏe của trẻ bệnh nặng, 7% phải nhập viện điều trị.

Để chẩn đoán và điều trị bệnh trước một trẻ đau bụng mạn, nên chẩn đoán đau bụng mạn chức năng ngay từ ban đầu, không nên lạm dụng xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh để tìm nguyên nhân và điều trị chứng đau bụng mạn cần chú trọng các biện pháp không dùng thuốc như trị liệu tâm lý, nâng đỡ tâm lý cho trẻ khi trẻ gặp những sang chấn tâm lý gây nên bệnh, đồng thời cần tư vấn cho cha mẹ trẻ để họ an tâm và hợp tác trong quá trình điều trị.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên