Phóng to |
Nhà hàng Việt Nam Slanted Door ở thành phố San Francisco suốt ngày vang tiếng chuông điện thoại. Khách muốn đến dùng bữa tối ở đây phải đặt chỗ trước từ 4 đến 6 tuần lễ. Với mức giá chừng 100 đô la cho hai người ăn, Slanted Door mỗi ngày phục vụ khoảng 1.000 suất ăn tại chỗ, chưa kể lượng khẩu phần bán ra cho khách đem về.
Vị chủ nhân của nhà hàng Việt nổi tiếng bậc nhất trong hơn 4.000 đối thủ cạnh tranh khác ở San Francisco là Charles Phan (tên Việt là Phan Thanh Toàn), một người con của Đà Lạt - thành phố cao nguyên nổi tiếng ở Việt Nam.
Khởi nghiệp vì... thất nghiệp
14 tuổi, cậu bé Toàn ngơ ngác níu áo mẹ đến San Francisco. Để nuôi 6 đứa con nhỏ, bố Toàn nhận chân trông coi một quán rượu còn mẹ làm việc ở xưởng may. Ngoài giờ đi học, Toàn đến quán rượu phụ giúp bố. Ở trường em được gọi bằng cái tên Mỹ - Charles nhưng những người thân trong gia đình luôn gọi em bằng cái tên Việt Nam - cu Toàn.
Phóng to |
Món salad trong nhà hàng Slanted Door được người Mỹ ưa thích |
Làm nửa chừng thấy chán và không có tương lai nên anh lại quay sang nghề làm sales cho một công ty phần mềm. Những năm đầu thập niên 1990, các công ty ở thung lũng Silicon lâm vào cuộc khủng hoảng. Toàn mất việc và chỉ còn cách quay lại San Francisco. Làm gì đây? Trong một lần lang thang trên đường Valencia, Toàn phát hiện một cửa tiệm bán thiết bị bếp cũ đang trong tình trạng bị bỏ không. Quan sát xung quanh không thấy quán ăn nào, trong đầu anh lóe lên ý nghĩ tại sao mình không thuê nơi này và mở một nhà hàng Việt Nam?
Cả gia đình, mỗi người góp một ít. 140.000 đô la là số tiền đầu tiên Toàn có được để khởi sự kinh doanh. Máu phiêu lưu của anh nhận được sự ủng hộ của tất cả thành viên của nhà họ Phan. Năm 1995, nhà hàng Slanted Door ra đời trên khuôn viên rộng hơn 1.000m2 thuộc đường Valencia ở San Francisco với sự góp sức của 24 người thân của Toàn bao gồm cha, mẹ, cô, dì chú bác và các anh chị em...
Thức ăn thuần Việt lạ và ngon đã nhanh chóng thu hút thực khách địa phương. Slanted Door với 80 nhân viên phục vụ mỗi ngày vẫn không thể đáp ứng kịp nhu cầu của khách. Tiếng tăm của tiệm ăn do đầu bếp Charles Phan đảm nhiệm lan xa. Nhu cầu mở rộng là tất yếu. Năm 2002, nhà hàng Slanted Door dời đến địa chỉ số 100 đường Brannan. Chỉ sau một tuần lễ, với việc bổ sung thêm quầy bar, doanh số của nhà hàng đã tăng lên gấp đôi. Một năm sau, với lượng khách liên tục "bùng nổ", nhà hàng Slanted Door lại chuyển đến địa điểm mới rộng gần 2.500m2 ở số 1 Ferry Building.
Triết lý Broadway và cuộc viếng thăm bất ngờ của ngài Bill Clinton
Bếp trưởng Charles Phan luôn nhắc nhở các nhân viên: "Việc phục vụ ở nhà hàng cũng tương tự như diễn một vở kịch ở sân khấu Broadway. Khán giả giống những thực khách ở chỗ họ không cần biết anh nổi tiếng cỡ nào. Họ không cần biết hôm qua anh làm tốt đến đâu mà chỉ muốn biết họ được phục vụ ra sao cho xứng đáng với số tiền bỏ ra hôm nay".
|
Charles cũng đã từng tham gia trong chương trình dạy nấu ăn "How to Cook Everything: Bittman Takes On America's Chefs" nổi tiếng trên ti vi - một chương trình chỉ những đầu bếp tên tuổi mới được mời góp mặt.
Gần đây Charles cho dựng quầy hàng nhỏ bán thức ăn nhanh cho khách đem về ngay trước mặt tiền nhà hàng Slanted Door. Thực đơn ở cửa hàng fastfood mang tên Out the Door thường có phở, các loại cháo gà, vịt và đặc biệt là bánh mì sandwich kiểu Việt Nam... Tham vọng của anh là một ngày kia món ăn Việt Nam sẽ được nhiều người dân ở xứ sở của các tín đồ McDonalds yêu thích. Hãy hình dung các món ăn Việt giàu dinh dưỡng và ít chất béo có mặt trong bữa ăn của một gia đình Mỹ. Trên bàn tiệc của ngày lễ Tạ ơn, bên cạnh con gà Tây béo núc tại sao không thể là một tô nước mắm pha hành ớt tỏi thơm phức cùng với các món gỏi rau giàu vitamin?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận