"Thầy tôi" gieo cảm xúc yêu thương
Phóng to |
Ban giám khảo làm việc sôi nổi, nghiêm túc để chọn ra các bài thi chất lượng nhất - Ảnh: Như Hùng |
Đó là cảm nhận chung của bảy thành viên ban giám khảo cuộc thi “Thầy tôi” tại buổi họp chấm giải vừa diễn ra tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.
Duyên
Nói như PGS.TS Trần Hữu Tá là “mỗi câu chuyện có một cái duyên rất riêng, khó có thể nói bài nào hơn bài nào”. Cái “duyên” ấy đến từ câu chuyện người con có cha là thầy giáo nhưng chưa từng học cha mình, chỉ được hiểu rõ về cha khi gặp học trò cũ của cha trên chuyến xe tình cờ. Đó là người thầy “có một không hai”, rất “lạ đời” khi bảo trò “không nên học nữa”.
Lại có những người thầy phải trải qua hoàn cảnh rất éo le, vẫn vượt lên nghịch cảnh của chính mình để đến với trò và dang đôi cánh tay nâng đỡ trò đến với bến bờ tri thức. Cô Trương Thị Việt Thủy, nguyên phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn TP.HCM và cô Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, lại ấn tượng và xúc động trước hoàn cảnh của cô giáo vùng cao mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo vẫn ngày ngày lên lớp.
“Nhiều bài thi nói về câu chuyện học trò vượt qua khó khăn, những éo le trong cuộc sống để vươn lên. Nhưng chính bản thân các thầy cô giáo muốn đứng lớp cũng phải vượt qua những nỗi đau, sự khắc nghiệt trong cuộc đời của chính mình. Họ phải quên đi cái đau của bản thân để đến với những học sinh đang ngày ngày chờ đợi mình. Có thể trong hoàn cảnh ấy, đối với người khác rất dễ gục ngã, nhưng với người giáo viên, vì lòng yêu nghề, vì sự chờ đợi của học trò, cô đã chiến thắng bản thân” - cô Việt Thủy nhận xét về bài viết “Hoa vẫn nở trên những niềm đau”.
Hay câu chuyện của một thầy giáo viết về chính học trò của mình, gọi học trò là... “thầy”. Trước mỗi buổi học, người học trò mù ấy đã vượt qua bóng tối để làm thầy, để mở trường cho những đứa trẻ tàn tật. Người thầy ấy thường đàn và hát rất nghệ sĩ trước mỗi giờ học, một chi tiết nhỏ nhưng khiến ban giám khảo rất nhớ và rất ấn tượng.
Tương tự, nhiều chi tiết nhỏ từ các bài thi khiến ban giám khảo hết sức xúc động. “Như chi tiết cuối cùng trong bài “Cây bút thầy cho” có ý nghĩa biểu tượng cao. Không chỉ là chuyện giữ cho bàn tay sạch mà còn là chuyện giữ cho lương tâm được trong sạch, ngay thẳng. Không chỉ là chuyện bàn tay sạch trong nhà trường mà còn là chuyện của xã hội. Chính chi tiết cuối cùng này đã nâng bài viết lên, khiến người đọc phải “vỗ đùi” khen ngợi” - PGS.TS Trần Hữu Tá nói.
Quà tặng ý nghĩa
Giám khảo Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn - Sở GD-ĐT TP.HCM, bày tỏ niềm hi vọng sau cuộc thi: “33 bài thi vào chung khảo là những trải nghiệm của những con người phải trải qua sóng gió của cuộc đời. Cảm xúc của họ đã trải qua thử thách của thời gian nên có sức lay động sâu xa. Cuộc thi đã cho giới trẻ hiện nay nhìn thấy hình ảnh người thầy xưa và nay, truyền thống và hiện đại. Cuộc thi cho thấy sự vận động của khái niệm “người thầy” qua thời gian. Dù người thầy ở giai đoạn, bối cảnh nào thì họ vẫn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho trò. Hi vọng rằng thế hệ học sinh sau sẽ hiểu hơn, có những nhìn nhận đúng hơn về người thầy qua cuộc thi”.
Ông Lê Thế Chữ, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu: “Qua hai tháng, cuộc thi có số lượng bài thi lên đến 770 bài. Điều đó cho thấy nội dung cuộc thi đã tạo nên dấu ấn trong lòng mỗi người. “Thầy tôi” là một đề tài rất gần gũi với mỗi người chúng ta. Chúng tôi muốn cho bạn đọc chia sẻ câu chuyện về những người thầy người cô đang thầm lặng cống hiến cho cuộc đời. Và, kết thúc cuộc thi đúng vào ngày 20-11 cũng là món quà ý nghĩa tặng các thầy cô”.
Ông Chữ cũng đề nghị đánh giá bài thi cần nhìn nhận quan điểm sư phạm mỗi thời, ưu tiên yếu tố mới lạ, đặc biệt, xúc cảm và bài viết phải có tứ. Bên cạnh đó, ban giám khảo không quá khắt khe ở vấn đề hành văn, diễn đạt.
Để chọn ra những bài thi xuất sắc trong tổng số 770 bài thi quả thật không mấy dễ dàng, nhất là khi mỗi bài thi đều chứa đựng trong đó biết bao xúc cảm thầy trò đáng trân quý, đều bắt nguồn từ sự tri ân, từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Ban giám khảo đã phải đi đến quyết định tăng thêm hai giải khuyến khích “đặc biệt” dành tặng hai bài thi ấn tượng của hai thí sinh nhỏ tuổi nhất có bài thi vào chung khảo và thí sinh lớn tuổi nhất cuộc thi (93 tuổi).
Điểm sáng giáo đức
Bản thân tôi thời gian vừa qua bị rạn xương chân phải bó bột nằm nhà, nhờ cuộc thi này và hằng ngày đọc các bài thi mà cũng đỡ đau hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận