20/09/2014 00:01 GMT+7

“Đặt tên” cho nông sản Việt

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cần biết - Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm sản phẩm tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ...

Hiện Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN về các sản phẩm được chỉ dẫn địa lý, sau Thái Lan. Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản mỗi năm đạt trên 20 tỷ USD và với khối lượng sản vật phong phú vốn có thì tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn.

Nhưng có một thực tế hiện nay là việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chưa được sự quan tâm của các hiệp hội, làng nghề, cũng như các địa phương. Tính từ năm 2001, khi có 2 chỉ dẫn địa lý đầu tiên được công nhận, cho đến thời điểm này, sau 13 năm thì mới có thêm 38 nông sản nữa được cấp chỉ dẫn địa lý. Việc hạn chế số lượng các chỉ dẫn địa lý là thiệt thòi cho nông sản Việt vì sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có giá trị và mang lại lợi nhuận cao hơn.

M9XjPrMk.jpg

Rất nhiều những sản vật nổi danh trong nước như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, kẹo dừa Bến Tre... đã bị mất thương hiệu trên trường quốc tế. Thậm chí, như câu chuyện của nước mắm Phú Quốc, khi đủ tiềm lực để xuất khẩu thì doanh nghiệp Việt Nam mới biết nhãn hiệu này đã được doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn kiệu này từ đầu những năm 1980... trên đất Mỹ.

Câu chuyện về chỉ dẫn địa lý được nhắc lại vào thời điểm nhiều hiệp định thương mại đang sắp trở thành hiện thực tại Việt Nam. Khi gia nhập sân chơi chung với những ưu đãi thuế quan ngang bằng thì chất lượng và thương hiệu của mỗi sản phẩm sẽ làm nên giá trị của mặt hàng đó.

Khi được đăng ký chỉ dẫn địa lý, chắc chắn giá trị sản phẩm sẽ cao hơn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho người dân. Đồng thời còn nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đối với các khu vực, thúc đẩy hoạt động du lịch tại các vùng miền, sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên