17/01/2014 18:32 GMT+7

Đất nước cần những quan chức thật, tiến sĩ thật

Dương Y Lan
Dương Y Lan

TTO - Ý kiến Đừng nhập nhằng quan chức và tiến sĩ của GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản), Tuổi Trẻ đăng tải ngày 17-1, đang nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Hầu hết bạn đọc ủng hộ quan điểm phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Song cũng có những ý kiến phản biện cho rằng văn bằng cũng là một yếu tố quan trọng để bổ nhiệm vị trí.

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

Đừng nhập nhằng quan chức và tiến sĩ

XrMi9MUE.jpgPhóng to
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Đừng cổ động "học giả"

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của GS Trần Văn Thọ, đặc biệt là điều số 3: "Phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Cần quyết định chấm dứt ngay việc xem văn bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để đề bạt quan chức, cấm quan chức học tại chức để lấy bằng tiến sĩ, cấm quan chức tham gia việc đào tạo tiến sĩ".

Thực tế công tác trong cơ quan nhà nước nhiều năm, tôi thấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ ấy chẳng giúp gì được cho công việc cả. Nhiều thạc sĩ, tiến sĩ đụng vào công việc lại chẳng có cách giải quyết gọn gàng bằng một cử nhân bình thường nhiều kinh nghiệm.

Những ai theo đuổi sự học nên chuyên tâm làm việc ở các viện nghiên cứu để đóng góp cho việc hoạch định chính sách của Chính phủ. Người làm công tác quản lý nhà nước cần có tầm nhìn bao quát trong lĩnh vực mình phụ trách và kinh nghiệm làm việc. Đưa bằng cấp vào việc bổ nhiệm chỉ cổ động cho việc "học giả" và nhiều hệ lụy gian dối khác.

Tâm đắc

Những điều mà GS Trần Văn Thọ nói trong bài viết Đừng nhập nhằng quan chức và tiến sĩ thật sự ai cũng thấy, ai cũng biết. Có thể có những người biết rất rõ điều này nhưng họ không chịu làm vì sợ mất quyền lực và quyền lợi.

Vấn nạn không mới nhưng ngày càng phổ biến

Tình trạng gần đây các công chức ganh đua học lấy học vị cao để... giành chức ngày càng phổ biến. Có vị móc tiền túi tự nâng cao nhưng có vị tranh thủ... "tiêu chuẩn đào tạo" của ngành để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Thực chất có bao nhiêu phần trăm các vị ấy học xong đem cái học để giúp dân giúp nước hay là chỉ để giúp chính bản thân mình và gia đình trong xã hội nặng bằng cấp như hiện nay?

Nhiều vị lãnh đạo tỉnh cũng vẫn xoay xở cho mình 1 tấm bằng thạc sĩ - tiến sĩ cho oai. Thiết nghĩ Nhà nước cần chấn chỉnh việc này kẻo lãng phí trong đào tạo và không triệt bỏ được bệnh sĩ của cán bộ công chức thời nay.

Không nên xét tiêu chí là con em của các quan chức

Nội dung bài viết của giáo sư theo tôi còn thiếu một điều: đó là bố trí, đề bạt cán bộ không nên dựa vào tiêu chí là con em của các quan chức, là người nhiệt tình, lâu năm.

Bác Hồ đã dạy: Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại. Những người công tác lâu năm không năng lực chính là vật ngáng đường. Do đó người làm công tác lãnh đạo, công tác cán bộ phải có tài trên cả những người được đề bạt, bố trí, cái tâm phải trong sáng, cái đầu phải tỉnh, con mắt phải tinh và cái lòng phải biết thiện, biết hướng về dân tộc, quốc gia.

Tâm và tầm

Có lẽ ai đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao phải cần thêm một đôi mắt biết nhìn người và nhìn thấy rõ yêu cầu của từng công việc trong sự vận hành phát triển đất nước ở tình hình hiện tại.

Có cái tâm, cái tầm đó thì mới có thể góp phần đột phá mà vượt qua những trở ngại, thách thức vừa chủ quan vừa khách quan. Nhưng quan trọng nhất vẫn là vô hiệu những khó khăn, trở ngại chủ quan do không đủ tinh thần yêu nước - thương dân.

Đừng áp dụng kiểu cộng chân gà, chân vịt

Tôi thấy làm công chức là nhiệm vụ, là chén cơm manh áo của mỗi người đi làm để kiếm sống như bao nghề khác. Học thạc sĩ, tiến sĩ là tinh thần học hỏi nghiên cứu sở thích của một người, còn xét nâng cấp chức vụ là quyền của tập thể của lãnh đạo tổ chức đó. Không thể làm theo kiểu cộng gà, vịt lại đếm có bao nhiêu chân. Nếu nói như vậy thì tiêu chuẩn công chức có cần trình độ cử nhân không? Hay cứ lấy người mù chữ làm công chức nếu không cần bằng cấp?

Làm cao cần có học thức

Việc chạy bằng để mua chức vụ đương nhiên là một tệ trạng. Nhưng điều này liên quan đến tham nhũng chứ không liên quan gì đến thực chất của trình độ kiến thức chuyên môn cần thiết chứng tỏ qua bằng cấp trường lớp tốt để làm tròn trách nhiệm mà chức vụ giao phó.

Làm chức càng cao đương nhiên càng cần có kiến thức chuyên môn và tài năng. Tướng thì phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm hơn lính, đó là điều đương nhiên. Một bộ trưởng đương nhiên phải giỏi về cả hai phương diện: hành chánh và chuyên môn. Mà chuyên môn thì gồm cả hai: học thức chuyên ngành và kinh nghiệm nghề nghiệp.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Không để dân thờ ơ với “đổi mới”Tin học hóa đúng cách sẽ có minh bạchĐưa công nghệ sinh học vào nông nghiệpPhải xây dựng lại nền nông nghiệpĐổi mới thể chế: đừng khoanh tay chờ

Dương Y Lan
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên