07/10/2011 03:02 GMT+7

Đất liền "nợ" những "pháo đài giữ biển"

HUY QUANG (Hà Nội)
HUY QUANG (Hà Nội)

TT - Gần 20 năm quân ngũ, tháng 4-2011 tôi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng là ra thăm đồng đội đang công tác ở quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Cả tám điểm đảo, nhà giàn mà đoàn công tác ghé thăm, nơi nào tôi cũng khóc khi siết tay đồng đội ra đón mình và lúc tạm biệt các anh - những “pháo đài giữ biển”.

OhWu9cz3.jpgPhóng to
Bộ đội đảo Đá Lớn lưu luyến tạm biệt người đất liền - Ảnh: Huy Quang

Thời gian thăm đồng đội nơi đầu sóng tuy ngắn ngủi nhưng tôi “vỡ” ra rất nhiều điều, để rồi gần nửa năm đã trôi qua mà tôi vẫn từng ngày trăn trở. Có thể nói, mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, dành cho những người lính biển nhiều chế độ đãi ngộ, song thực tế đời sống của họ và gia đình vẫn còn rất khó khăn.

Thật trăn trở khi những “pháo đài giữ biển” chịu bao gian khổ, hi sinh để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc thiêng liêng, thế mà nhiều anh em vẫn chưa “thước đất cắm dùi”, vợ con trong bờ phải ở nhờ hoặc thuê nhà. Trong khi nhiều đối tượng công tác nơi ít khó khăn đã được phân nhà, cấp đất?

Mời bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc thi viết “Cảm xúc Trường Sa”. Bài viết tham dự không quá 1.000 chữ dưới dạng những lá thư hay những tâm sự, gửi gắm, chia sẻ giữa Trường Sa với đất liền cũng như giữa đất liền với Trường Sa. Bài dự thi gửi về email: truongsa@tuoitre.com.vn hoặc địa chỉ: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Xin ghi rõ: Bài tham dự cuộc thi “Cảm xúc Trường Sa”.

Không thể vô cảm khi vợ của khá nhiều người lính đảo có trình độ từ trung cấp trở lên mà vẫn thất nghiệp vì chưa được các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện việc làm... Nhiều đồng chí cả đời quân ngũ gắn bó với biển khơi, để cha mẹ, vợ con ở quê mãi thiệt thòi, vất vả...

Tôi vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu được nếm trải sóng gió trùng khơi, nơi con người chỉ cần sơ sểnh một li là mất mạng hoặc thương tật; nếu hiểu tâm trạng của người chồng, người cha cả năm trời nơi đại dương biền biệt, trong khi chúng ta trong đất liền yên vui, sum họp hằng ngày; nếu được chứng kiến những người lính dầm mình dưới biển lạnh để đẩy xuồng đưa khách vào - ra đảo, sóng bạc đầu trùm kín cả nụ cười trên đôi môi tái nhợt của các anh..., hẳn chúng ta sẽ hiểu người đất liền “nợ” những “pháo đài giữ biển” nhiều lắm.

Từ buổi ra nơi đầu sóng tôi bỗng “nghiện” những bài thơ, bài hát về đảo xa và mỗi khi gặp chuyện buồn phiền, khó khăn, tôi lại nghĩ về những đồng đội đang sống đẹp giữa trùng khơi gian khó.

HUY QUANG (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên