28/11/2019 15:55 GMT+7

Đặt hàng doanh nghiệp Việt sản xuất lốp ôtô, nhưng vẫn khó

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Cần các cơ chế để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sản xuất ôtô.

Đặt hàng doanh nghiệp Việt sản xuất lốp ôtô, nhưng vẫn khó - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp cung ứng và sản xuất ôtô cho biết đang loay hoay để xây dựng chuỗi cung ứng - Ảnh: CHÍ TUỆ

Đó là những kiến nghị được đưa ra tại toạ đàm "Giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu" thuộc diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2019 do Cục Công nghiệp và báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng ngày 28-11, do ông Trần Xuân Toàn - ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ - điều phối. 

Khó vì đòi hỏi trình độ cao, mà sản lượng tiêu thụ lại thấp

Trở thành nhà cung ứng linh kiện xe máy cho Công ty SYM ngay từ khi làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam, Công ty Nhựa Hà Nội bắt đầu là nhà cung ứng cho Công ty Honda Việt Nam năm 2003 khi công ty này đầu tư vào Việt Nam. Đến nay, Nhựa Hà Nội đã cung cấp linh phụ kiện nhựa, phụ trợ ôtô cho một số doanh nghiệp như Ford, Toyota… 

Sản xuất các sản phẩm nhựa cho công nghiệp chế tạo ô tô đòi hỏi cao nguyên liệu đầu vào cao cũng như quy trình sản xuất chặt chẽ - Video: NGUYỄN HIỀN

Tuy nhiên, ông Bùi Minh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội cho biết để tham gia vào chuỗi cung ứng, lĩnh vực phụ trợ ôtô đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao hơn hẳn xe máy. Đặc biệt là sản phẩm nhựa cho ôtô cần phải hoàn thiện, trải qua quá trình sản xuất thử, test các loại chất lượng, độ bền, co dãn, độ va đập, nếu phát sinh ra mùi thì sẽ ảnh hưởng, nên đòi hỏi chất lượng và nguyên liệu phải chặt chẽ. 

"Khó khăn lớn nhất đó là sản lượng tiêu thụ rất là thấp, nên hiệu quả kinh tế của sản phẩm không cao khi tham gia chuỗi cung ứng chung. Nhưng dù khó khăn nhìn thấy cơ hội nên chúng tôi đã quyết tâm tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành", ông Hải nói.

Đặt hàng doanh nghiệp Việt sản xuất lốp ôtô, nhưng vẫn khó - Ảnh 3.

Ông Chung cho biết đã xuất khẩu linh kiện sang nhiều nước nhưng quay lại nội địa gặp khó vì dung lượng thị trường thấp - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ông Chu Trọng Chung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cao su Giải phóng, cho biết năm 2004 đã cung cấp linh kiện cho cả nhà sản xuất ôtô và xe máy. Nhưng để trở thành nhà cung cấp phải có sự nỗ lực lớn trong việc tăng cường cải tiến, thiết kế, sáng tạo, đổi mới, đặc biệt là có giá thành tốt nhất, đáp ứng tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm.

Nhờ vậy, hiện sản phẩm của Công ty Cao su Giải Phóng đã xuất xuất khẩu sang Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, và tới đây quay lại thị trường nội địa để sản xuất linh kiện cao su có chất lượng cao phục vụ cho doanh nghiệp lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

Một trong những khó khăn đối với việc sản xuất các sản phẩm cao su là 100% nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu, dẫn đến việc giá thành bị đội lên cao - Video: NGUYỄN HIỀN

Tuy nhiên, ông Chung nhìn nhận khó khăn doanh nghiệp gặp phải là các nguyên liệu sản xuất, chế tạo ra khuôn mẫu phục vụ sản xuất linh kiện cao su, đều phải nhập khẩu 100% nguyên liệu, nên giá thành đẩy lên cao. 

Trong khi các doanh nghiệp trong nước loay hoay đáp ứng yêu cho doanh nghiệp sản xuất, thì việc tìm nhà cung cấp cũng là bài toán khó. 

Ông Koji Onishi, Trợ lý Giám đốc khối mua hàng Công ty Honda Việt Nam, cho biết đã làm việc trực tiếp với nhà cung ứng nội địa với kết quả nhất định. Nhưng yêu cầu nhà cung ứng linh kiện xe máy chuyển sang ôtô đòi hỏi nhiều về chất lượng, nên vẫn còn nhiều thách thức. 

Chọn sản phẩm dễ làm trước, kiên trì theo đuổi để có chính sách hỗ trợ

Ông Koji dẫn chứng, sản phẩm lốp xe mà công ty đặt hàng, nhà cung cấp Việt Nam vẫn cần phải cải thiện rất nhiều. Hiện Honda đã có những chương trình cụ thể đồng hành cùng nhà cung cấp, như đào tạo 5S, kaizen, đào tạo, hợp tác kỹ thuật, đưa các nhà kinh doanh lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài tìm kiếm thêm đối tác, học hỏi kinh nghiệm và tri thức sản xuất. 

Ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), cũng cho việc kết nối các nhà cung cấp với doanh nghiệp sản xuất vẫn đang loay hoay, đặc biệt trong việc chuyển giao công nghệ. Ông dẫn chứng là không phải cái ghế Thaco làm hết các chi tiết, bộ phận mà Thaco phải tìm nhà cung ứng tận ngoài Bắc.

Đặt hàng doanh nghiệp Việt sản xuất lốp ôtô, nhưng vẫn khó - Ảnh 5.

Tổng giám đốc Thaco cho biết kêu gọi nhà sản xuất linh kiện ôtô trong nước vào Chu Lai để đầu tư - Ảnh: CHÍ TUỆ

Đến nay đã có hơn 200 nhà cung cấp trong nước cung ứng cho Thaco, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với 40% tỉ lệ nội địa hoá nhưng 60% vẫn phải nhập. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng rất quan trọng, giá thành, các nhà cung cấp trong nước, trong khi nội địa hoá cần phải sản lượng lớn, nên phải tìm đường xuất khẩu, tạo đầu ra ôtô cho doanh nghiệp, bán ra ngoài được thì công nghiệp hỗ trợ mới phát triển. 

"Chúng tôi chọn sản phẩm làm trước, ban đầu là xe bus, xuất khẩu xe bus sang Philippines, Thái Lan, kéo theo linh kiện của mình, từ đó tạo cơ hội và lan toả ra nhiều. Bài học là chọn những gì dễ và cần làm trước, kiên trì theo đuổi sau đó tổng kết lại đề xuất chính sách hỗ trợ thêm. 

Hiện nay Thaco kêu gọi nhà sản xuất linh kiện ôtô trong nước đến đầu tư tại Chu Lai, đầu ra Thaco bao tiêu và cùng doanh nghiệp đó làm xuất khẩu, nên Nhà nước cần phải có chính sách thúc đẩy", ông Tài nói.

Kiến nghị miễn giảm các loại thuế để hạ giá ôtô sản xuất trong nước Kiến nghị miễn giảm các loại thuế để hạ giá ôtô sản xuất trong nước

TTO - Chính phủ nên sớm xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện, phụ tùng sản xuất ôtô trong nước. Đồng thời, thuế nhập khẩu nguyên liệu linh kiện cũng phải về 0% để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô trong nước.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên