09/06/2013 15:40 GMT+7

Dân Campuchia phẫn nộ việc xuyên tạc sự thật nhà tù Toul Sleng

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Hàng vạn người Campuchia đã tràn ra đường phố thủ đô Phnom Penh và hàng nghìn người khác ở 21 tỉnh thành Campuchia để bày tỏ sự tức giận sau khi một lãnh đạo đối lập xuyên tạc sự thật về nhà tù Tuol Sleng.

Campuchia thông qua luật cấm phủ nhận tội ác Khmer Đỏ

Ye9uNIlk.jpgPhóng to
Biểu tình ở Phnom Penh ngày 9-6 - Ảnh: AFP

Cuộc tuần hành diễn ra hai ngày sau khi quốc hội thông qua một đạo luật cấm phủ nhận các tội ác tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ, một động thái mà phe đối lập nói là có động cơ chính trị, trước các cuộc tuyển cử ở Campuchia vào tháng 7 tới.

Trong một đoạn ghi âm đăng trên trang web của chính quyền tháng trước, phó chủ tịch Đảng phục hồi dân tộc Campuchia (CNRP), Kem Sokha, đã nói nhà tù Tuol Sleng ở thủ đô Phnom Penh là do Việt Nam dựng lên sau khi lật đổ chế độ Khmer Đỏ năm 1979.

Xem thêm hồ sơ: Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng

Kỳ 1: Những thước phim bằng chứngKỳ 2: “Lò sát sinh” Tuol SlengKỳ 3: Những đứa trẻ sống sótKỳ 4: Chia Hua - người bị cắt cổKỳ 5: Những người chưa lên tiếngKỳ 6: Không muốn một vụ MumbaiKỳ 7: Xảo thuật “câu giờ”

Những bình luận của Kem Sokha là để gây rối trước cuộc bầu cử ngày 28-7, khi Thủ tướng Hun Sen dự kiến sẽ lại chiến thắng và tiếp tục nắm quyền. Những người sống sót ở nhà tù Tuol Sleng, hay nhà tù S-21, đòi Kem Sokha phải xin lỗi khi những người biểu tình tập trung ở một công viên tại Phnom Penh trước khi tuần hành về tổng hành dinh của CNRP.

“Tôi không cho phép bất kỳ ai bóp méo lịch sử khi tôi còn sống. Chúng tôi yêu cầu Kem Sokha đốt nhang và nói lời xin lỗi với hương hồn những người đã khuất”, Chum Mey, một người sống sót từ nhà tù S-21, nay đã 83 tuổi, dẫn đầu đoàn người biểu tình, nói. Hàng nghìn người khác cũng tham gia các cuộc tuần hành tương tự trên khắp đất nước.

Khoảng 15.000 đàn ông, phụ nữ ở Tuol Sleng đã bị tra tấn và xử từ trong thời kỳ Khmer Đỏ. Kẻ cầm đầu nhà tù này, Kaing Guek Eav, hay Duch, năm ngoái đã bị tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ tuyên án tù chung thân.

Những người biểu tình mang các băng-rôn với dòng chữ: “Kem Sokha là người đầu tiên dám xúc phạm linh hồn của tất cả nạn nhân chế độ Pol Pot” và “Kem Sokha còn hèn nhát hơn Duch”. “Tôi thấy bị tổn thương và tức giận ghê gớm với những gì ông ta nói”, Nov Sorn, 61 tuổi, đã mất chồng, cha và một người anh trai dưới thời Khmer Đỏ, nói.

Ông Hun Sen trước đó cảnh báo đất nước có thể quay lại thời nội chiến hay thậm chí là chế độ giống như Khmer Đỏ nếu phe đối lập thắng cử. Theo luật mới thông qua ngày 7-6, bất kỳ ai phủ nhận các tội ác Khmer Đỏ có thể bị tuyên án tù tới tối đa là hai năm.

Đảng cầm quyền của ông Hun Sen, nắm quyền từ năm 1985, hiện nắm giữ 90 ghế ở quốc hội và dự kiến sẽ lại nắm phần lớn trong 123 ghế ở quốc hội trong cuộc bầu cử sắp tới. CNRP chính là đảng kế tục của đảng Sam Rainsy. Đảng Sam Rainsy đã bị cấm hoạt động chính trị, còn người lãnh đạo cũ, cũng tên Sam Rainsy, hiện đang lẩn trốn ở nước ngoài vì có thể bị kết án tù nếu về nước.

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên