“Khủng” vì gia chủ đã thuê rạp (hôn trường) của một đơn vị chuyên tổ chức sự kiện ở Hà Nội vào, kèm theo người dẫn chương trình (MC) cũng từ ngoài đó. Một đoàn ca nhạc chuyên nghiệp được mời từ một tỉnh phía Bắc vào phục vụ. Số tiền thuê và trang trí hôn trường, MC... được tính đã lên tới cả tỉ đồng.
Hoa hồng được rải khắp hôn trường như một lượt thảm nâng bước chân của khách. Mỗi người hoặc mỗi nhóm người vào dự cưới đều được đón chào bằng một phát pháo hoa nổ.
Trong lễ cưới, rượu bia ngoại thôi thì khỏi nói, cứ tràn trề mặc sức người mà dùng. Ăn uống toàn món đặc sản. Mà theo như những người bán muối ở chợ Nam Lý kháo nhau, phục vụ lễ cưới này họ đã bán được 0,3 tấn muối hạt chỉ dùng làm món ba ba rang muối. Mọi người đều có thể vào lễ cưới ăn uống nhiều lần trong ngày mà không sợ bị người của gia chủ phát hiện là... đi ăn chùa. Thế mới có người kể rằng họ đã ba lần tới đám cưới này để ăn chơi và để... xem đám cưới.
Quả thật, chỉ với những điều sơ sơ mà mọi người có thể biết được như trên thôi thì đám cưới này đã là có một không hai từ trước tới nay ở một tỉnh lẻ luôn mang tiếng nghèo như Quảng Bình rồi. Chú rể được biết là đang làm việc trong một công ty xây dựng của gia đình, gia đình chú rể trước đây làm nghề buôn bán gỗ.
Nhiều người sau khi bàn tán về đám cưới trên đến chán chê, lại chợt nhớ sau hai trận lũ lụt nặng nề ở Quảng Bình vào tháng 10-2010, thì bây giờ đang là thời kỳ (thường đói) giáp hạt của người nông dân. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều gia đình mà những đứa trẻ chỉ cần ba mẹ có thêm vài trăm ngàn đồng là đã có thể không phải bỏ học...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận