31/05/2024 18:53 GMT+7

Đại nhạc kịch 'Chuyến tàu huyền thoại' mở màn Lễ hội sông nước TP.HCM

Tối 31-5, đại nhạc kịch "Chuyến tàu huyền thoại', sự kiện khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024, diễn ra lúc 20h10 tại khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn.

Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 khai mạc bên dòng sông Sài Gòn tối 31-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 khai mạc bên dòng sông Sài Gòn tối 31-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những chuyến tàu hiện đại mang thương hiệu Việt Nam đi xa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những chuyến tàu hiện đại mang thương hiệu Việt Nam đi xa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lễ hội sông nước TP.HCM tôn vinh giá trị của dòng sông di sản

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chào mừng các vị khách đến với Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chào mừng các vị khách đến với Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, tiếp nối các kết quả bước đầu của Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ nhất, lắng nghe ý kiến và kỳ vọng của người dân, du khách, Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ hai được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của những dòng sông di sản, lan tỏa niềm tự hào và tình yêu thành phố thông qua chuỗi hoạt động đa dạng, đặc sắc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. 

Lãnh đạo thành phố cũng đã điểm lại lịch sử hình thành của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM trong hơn 300 năm qua, có dấu ấn đậm nét của những dòng sông. 

Thế hệ cha anh đã theo sông mà đến, dựng làng mở ấp, xây lũy kiến thành, lập phủ, tạo nên Gia Định, mở ra Nhà Bè, Thủ Đức, Thanh Đa… Những làng mạc, phố chợ, bến cảng sầm uất không ngừng hình thành dọc theo triền sông, dòng kênh để có một Thành phố phương Nam sống động, phồn vinh, tấp nập giao thương.

Không chỉ kiến tạo nên dáng hình phố thị, hệ thống sông và kênh rạch của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM còn là nơi lưu giữ những mạch nguồn văn hó, tình cảm gia đình, làng xóm, quê hương, là chứng nhân của chuyến tàu huyền thoại đã đi vào trái tim mỗi con người Việt Nam. 

Sự kiện Lễ hội sông nước TP.HCM cũng là kỳ niệm 113 năm, diễn ra vào ngày 5-6-1911, "từ thành phố này Người đã ra đi" trên con tàu Amiral Latouche-Tréville rời bến Cảng Nhà Rồng với ý chí sắt son quyết tìm ra con đường giải phóng dân tộc, khởi đầu cuộc hành trình bôn ba trong 3 thập kỷ.

Các hoạt động của lễ hội diễn ra đồng loạt tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố từ ngày 31- 5 đến ngày 9-6, hướng đến xây dựng Lễ hội thành sự kiện thường niên dài ngày, quy mô lớn, mang dấu ấn riêng của TP.HCM.

Nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại kể về những hoạt động tại xưởng đóng tàu Ba Son những thập niên đầu thế kỷ 20 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại kể về những hoạt động tại xưởng đóng tàu Ba Son những thập niên đầu thế kỷ 20 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyến tàu huyền thoại đồng thời được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VieON cùng hai màn hình LED truyền hình từ công viên bờ sông.

Ban tổ chức đã phát ra khoảng 9.000 vé và thư mời xem trực tiếp. Đây là vở đại nhạc kịch ngoài trời diễn ra trên sông Sài Gòn, tái hiện các câu chuyện lịch sử thông qua ngôn ngữ nghệ thuật hoàn toàn mới cùng nhiều yếu tố công nghệ, hiệu ứng.

Ghi nhận từ 17h chiều 31-5, rất đông khán giả đi xem đã có mặt tại sân khấu, ngay sau cơn mưa vừa ngớt. Xung quanh tuyến đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, cảnh kẹt xe đã diễn ra, dòng người nhích từng bước để kịp có mặt trước giờ chương trình Chuyến tàu huyền thoại chính thức công diễn.

Những chuyến tàu lịch sử 

Một góc sân khấu

Một góc sân khấu "Chuyến tàu huyền thoại" được dựng ngay cạnh sông Sài Gòn - Ảnh: H.K

Theo tiết lộ của tổng đạo diễn Lê Hải Yến, Dòng sông kể chuyện mùa 2 - Chuyến tàu huyền thoại tiếp tục nối tiếp hơi hướng của mùa 1, kể những câu chuyện diễn ra trên sông Sài Gòn qua các chương: Hạ thủy - Cập bến - Ra khơi - Dậy sóng - Vươn xa.

Dưới sông, con tàu Amiral Latouche-Treville với chuyến tàu gắn liền vận mệnh lịch sử dân tộc Việt Nam, chuyến tàu đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, được tái hiện sống động, kết hợp tính lịch sử, điện ảnh, giải trí để truyền tải những thông điệp ý nghĩa từ câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, đưa người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Có gì trong 'Chuyến tàu huyền thoại', điểm nhấn của Lễ hội sông nước TP.HCM?

Show diễn sẽ có những điểm cao trào, hào hứng với những đại cảnh, những điểm nhấn chiều sâu cảm xúc, xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác từ những câu chuyện lịch sử và giai thoại về những nhân vật lịch sử trong các bối cảnh lịch sử trọng đại, gắn với những chuyến tàu đặc biệt.

Đó là những hải thuyền đầu tiên của người Việt được hạ thủy; những trận đánh vang dội trên sông của chiến sĩ đặc công Rừng Sác; tàu Sông Hương - con tàu đầu tiên chở 541 cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết trở về tiếp quản miền Nam sau ngày giải phóng, với những cuộc trùng phùng, đoàn tụ nghẹn ngào nước mắt sau hơn 20 năm xa cách; các chuyến tàu đưa thương hiệu Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới…

Vở nhạc kịch huy động gần 1.000 diễn viên quần chúng, là câu chuyện về những chuyến tàu đặc biệt đã từng đến và đi trên sông Sài Gòn, là những chuyến tàu lịch sử gắn với những dấu mốc quan trọng của dân tộc.

Là sự kết hợp của tổng đạo diễn Lê Hải Yến, đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, giám đốc âm nhạc Đức Trí, tổng biên đạo Tấn Lộc và nhà thiết kế Việt Hùng. Chương trình còn có sự kết hợp của nhiều công nghệ hiện đại như kỹ xảo điện ảnh, công nghệ trình chiếu 3D mapping, màn hình nước, sân khấu chuyển động trên nước, trình diễn drone, bắn pháo hoa.

Bên cạnh đó, ban tổ chức đưa vào lễ hội hoạt động bắn pháo hoa nghệ thuật, tái hiện chợ nổi miền Tây, giải bơi vượt sông mở rộng, giải vô địch ván chèo đứng, trình diễn mô tô nước cùng các sản phẩm du lịch đường thủy…

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cho biết thông qua chương trình, TP.HCM mong muốn người dân khi xem những câu chuyện này sẽ dấy lên lòng tự hào dân tộc, về tầm nhìn, trí tuệ, tinh thần anh dũng, quật cường của thế hệ cha ông đi trước và sự năng động, sáng tạo của thế hệ hôm nay.

Nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại kể về những hoạt động tại xưởng đóng tàu Ba Son những thập niên đầu thế kỷ 20 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại kể về những hoạt động tại xưởng đóng tàu Ba Son những thập niên đầu thế kỷ 20 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhà cách mạng Tôn Đức Thắng vận động công nhân xưởng Ba Son chiến đấu, bãi công, ngăn chặn thực dân Pháp đi đàn áp cách mạng nước láng giềng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhà cách mạng Tôn Đức Thắng vận động công nhân xưởng Ba Son chiến đấu, bãi công, ngăn chặn thực dân Pháp đi đàn áp cách mạng nước láng giềng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trận chiến bi tráng của những đặc công Rừng Sác - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trận chiến bi tráng của những đặc công Rừng Sác - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Con tàu Amiral Latouche-Treville gắn liền với lịch sử vận mệnh dân tộc Việt Nam, chuyến tàu đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Con tàu Amiral Latouche-Treville gắn liền với lịch sử vận mệnh dân tộc Việt Nam, chuyến tàu đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ đây

Từ đây "sóng vỗ dưới thân tàu không phải sóng quê hương" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thành phố hiện đại và đầy sức trẻ bên dòng sông huyền thoại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thành phố hiện đại và đầy sức trẻ bên dòng sông huyền thoại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những chuyến tàu hàng thời hiện đại vươn xa khắp năm châu đem lại phồn vinh cho thành phố, cho đất nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Những chuyến tàu hàng thời hiện đại vươn xa khắp năm châu đem lại phồn vinh cho thành phố, cho đất nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Pháo hoa bắn từ chính trên tàu hoa diễu hành qua bến Bạch Đằng - Ảnh: T.T.D.

Pháo hoa bắn từ chính trên tàu hoa diễu hành qua bến Bạch Đằng - Ảnh: T.T.D.

Ảnh: T.T.D.

Ảnh: T.T.D.

Màn bắn pháo hoa tầm thấp kết hợp diễu hành thuyền tại khu vực Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) từ góc nhìn từ cầu Sài Gòn - Ảnh: THANH HIỆP

Màn bắn pháo hoa tầm thấp kết hợp diễu hành thuyền tại khu vực Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) từ góc nhìn từ cầu Sài Gòn - Ảnh: THANH HIỆP

Đoàn diễu hành thuyền như những chiếc đèn lồng thắp sáng con sông Sài Gòn. Những chiếc thuyền du lịch lữ hành chiếu đèn xuyên qua màn khói từ pháo hoa tầm thấp - Ảnh: THANH HIỆP

Đoàn diễu hành thuyền như những chiếc đèn lồng thắp sáng con sông Sài Gòn. Những chiếc thuyền du lịch lữ hành chiếu đèn xuyên qua màn khói từ pháo hoa tầm thấp - Ảnh: THANH HIỆP

Người dân dừng xe chụp ảnh pháo hoa trong đêm khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 - Ảnh: THANH HIỆP

Người dân dừng xe chụp ảnh pháo hoa trong đêm khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 - Ảnh: THANH HIỆP

Trailer Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ 2 năm 2024

Các nghệ nhân dựng lại những cánh diều sau cơn mưa chiều 31-5 - Ảnh: T.T.D.

Các nghệ nhân dựng lại những cánh diều sau cơn mưa chiều 31-5 - Ảnh: T.T.D.

Người dân cùng chơi nhảy sạp bên bến Bạch Đằng tối 31-5, trước khi diễn ra lễ khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Người dân cùng chơi nhảy sạp bên bến Bạch Đằng tối 31-5, trước khi diễn ra lễ khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Câu lạc bộ Gió Mới của Trung tâm Văn hóa quận 1, TP.HCM biểu diễn  - Ảnh: T.T.D.

Câu lạc bộ Gió Mới của Trung tâm Văn hóa quận 1, TP.HCM biểu diễn - Ảnh: T.T.D.

Bạn Mai Thảo (quận 11, TP.HCM) học múa chén cung đình Huế trong buổi biểu diễn giao lưu Miền Di Sản tại bến Bạch Đằng - Ảnh: T.T.D.

Bạn Mai Thảo (quận 11, TP.HCM) học múa chén cung đình Huế trong buổi biểu diễn giao lưu Miền Di Sản tại bến Bạch Đằng - Ảnh: T.T.D.

Đông đảo khán giả xem đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại qua màn hình lắp ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đông đảo khán giả xem đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại qua màn hình lắp ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhiều khán giả không kịp săn vé xem trực tiếp chương trình nên chọn cách xem qua màn hình LED ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. "Cảm giác sẽ không được như ở sân khấu, nhưng khi thấy chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng, cả gia đình mình đều thích thú. Hi vọng những lễ hội lớn như này sẽ được duy trì để người dân thành phố được tham gia ", chị Mộng Tuyền (quận 6) cho hay.

Đến với Lễ hội sông nước TP.HCM 2024, người dân và du khách có thể trải nghiệm các chương trình du lịch đường thủy, các chương trình kích cầu du lịch và kích cầu mua sắm hấp dẫn; hòa mình vào không khí sôi nổi của giải vô địch bơi vượt sông, giải vô địch ván chèo đứng và các hoạt động thể thao dưới nước.

Ngoài ra, người dân còn có dịp trải nghiệm Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông - Quận 8; không gian "Tái hiện chợ nổi miền Tây" tại Bến nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè ; Lễ hội trái cây Nam Bộ tại Khu Du lịch Suối Tiên cùng các hoạt động diễu hành trên sông, hội thi ẩm thực, trang trí ánh sáng nghệ thuật, không gian văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian...

Không dừng lại các hoạt động của thành phố và tại thành phố, Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ hai năm nay còn có sự tham gia và hưởng ứng của các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long như sự cộng hưởng của một dàn nhạc để bản hòa âm của những dòng sông Nam bộ thêm mạnh mẽ và vang xa.

5 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt hơn 2,2 triệu lượt, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2023. Khách nội địa đạt 14 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Lịch trình sôi động của Lễ hội sông nước TP.HCM cùng Lịch trình sôi động của Lễ hội sông nước TP.HCM cùng 'Chuyến tàu huyền thoại'

Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2 năm 2024 khai mạc tối 31-5 với vở đại nhạc kịch 'Chuyến tàu huyền thoại' bên sông Sài Gòn, với hàng loạt hoạt động ở nhiều quận và thành phố Thủ Đức kéo dài tới ngày 10-6.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên