13/05/2019 22:06 GMT+7

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam: 'Phật giáo chữa lành những vết thương thời đại'

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Nhiều ý kiến của bậc tu hành được trình bày tại các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc diễn ra ngày 13-5 tại tỉnh Hà Nam.

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam: Phật giáo chữa lành những vết thương thời đại - Ảnh 1.

Đại lễ Vesak 2019 là dịp để các đại biểu trong nước và quốc tế cùng thảo luận về nhiều vấn đề nóng bỏng của thời đại hôm nay - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Phật giáo sẽ xóa đi bức tranh đen tối 

Buổi hội thảo chuyên đề về chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo trong giáo dục đạo đức toàn cầu", nhiều diễn giả đã cùng bày tỏ nỗi lo lắng về suy thoái đạo đức xã hội trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay như trước đó nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã trình bày.

Đó là nghịch cảnh của thế giới: trong khi trình độ phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế đạt tới nhiều đỉnh cao chưa từng thấy, cuộc sống vật chất của con người ngày càng đủ đầy thì lòng người lại không yên, những biểu hiện vô minh ngày một nhiều. 

"Nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn, các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng; những mối hiểm họa truyền thống và phi truyền thống ngày một nhiều; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, những hành động khủng bố đẫm máu diễn ra liên tục, nhiều thảm họa nhân đạo bùng phát; môi trường sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng; dịch bệnh rình rập mọi nơi, mọi lúc…", ông Vũ Khoan bày tỏ lo lắng.

Và ông hi vọng cộng đồng Phật giáo với trên một tỉ Phật tử khắp năm châu sẽ đóng vai trò rất quan trọng để xóa đi bức tranh đen tối trên cùng với sự đồng lòng, chung sức của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi tôn

Thầy Thích Quảng Tịnh - NCS. TS Trường Đại Học KH-XH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM - trong bài tham luận với chủ đề "Phật giáo góp phần làm thay đổi nhận thức của người trẻ tại TP.HCM", cũng khẳng định, về phương diện giá trị đạo đức, Phật giáo đóng góp cho nhân loại một hệ thống luân lý đạo đức vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, về tinh thần bình đẳng, về tinh thần thương yêu và thấu hiểu cũng như nghệ thuật vượt qua tranh đấu, bạo động, hận thù và chiến tranh chết chóc. 

Thầy Thích Quảng Tịnh còn cho rằng, ở phương diện này, Phật giáo đóng vài trò là "một bác sĩ tâm linh chữa lành những vết thương muôn thuở của loài người trải dài bao kiếp sống".

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam: Phật giáo chữa lành những vết thương thời đại - Ảnh 2.

Nhiều đại biểu tin rằng Phật giáo, giống như nhiều tôn giáo khác, có thể giúp chữa lành những vết thương thời đại - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Giải thích lời Phật tùy tiện góp phần làm suy tàn 

TS Thích Đồng Thành - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Bình Định - thì bày tỏ nỗi trăn trở khi ngày nay rất nhiều người mang nhiều thành kiến và có những cách nhìn không thiện cảm với với đạo Phật. 

Lý do là vì họ chứng kiến không ít người đến chùa với mục đích cầu khẩn, van vái, dâng sao giải hạn, trị tà yếm quỷ, xem vận mạng tuổi tác, xin bùa ngải linh chú… những thứ mà trong trong kinh Phật không bao giờ khuyến khích.

"Nếu người con Phật quá lạm dụng phương tiện, chiều chuộng tham cầu mê muội của người thế gian, chạy theo thị hiếu đương thời, mong muốn được quần chúng tôn sùng ngưỡng mộ vì mình thông thạo những thứ trên thì đó là dấu hiệu suy đồi của đạo Pháp vì những thứ đó không đúng với ý nghĩa đời sống tâm linh trong đạo Phật", TS Thích Đồng Thành trăn trở.

Ông đưa ra cảnh báo: nếu đội ngũ hoàng pháp quá chú trọng đến phương diện hình thức, giải thích một cách tùy tiện lời Phật dạy để thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của tín đồ, quần chúng (khế cơ) với mục đích đạt cho được những thành quả mang tính nhất thời, mà xem nhẹ yếu tố đạo đức và tâm linh (khế lý) thì "sớm muộn gì Phật giáo cũng sẽ suy tàn". 

"Khi những nhân tố đóng vai trò chính trong việc truyền bá Phật giáo (Tăng Ni và Phật tử trí thức) mà xem nhẹ phần đạo đức và thực nghiệm tâm linh của tự thân, chắc chắn rằng vết xe đổ của Phật giáo Ấn Độ thời cổ đại lại sẽ tái diễn 21", TS Thích Đồng Thành chia sẻ.

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam: Phật giáo chữa lành những vết thương thời đại - Ảnh 3.

Đại biểu quốc tế rất hoan hỉ với Đại lễ Vesak 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ông cho rằng, trong một thế giới khi mà khuynh hướng vật chất lên ngôi, tinh thần thực dụng đang được xem trọng trong đời sống hàng ngày của con người thì Phật giáo thật sự đang cần có một đội ngũ hoằng pháp hội đủ hai khả năng khế lý và khế cơ mới có thể thích nghi và thích ứng với một xã hội luôn biến động và thay đổi.

Sáng mai 14-5, Đại lễ Vesak bế mạc với phần phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Buhtan - Tashi Dorji, ra tuyên bố chung Đại lễ Vesak 2019 và chuyển giao quyền đăng cai Đại lễ Vesak 2010, sau gần 3 ngày diễn ra trọng thể.

Vesak 2019 và những thông điệp hòa bình Vesak 2019 và những thông điệp hòa bình

TTO - Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 16 năm 2019 (Vesak 2019) đã khai mạc ngày 12-5 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên