Với sự tăng trưởng liên tục của lực lượng nghiên cứu trong trường cùng việc gia tăng hợp tác nghiên cứu với bên ngoài, trong năm học 2015-2016 vừa qua, trường đã có hơn 130 công bố quốc tế trong đó có 122 công bố thuộc ISI. Trước đó, số công bố ISI của trường là 56 trong năm học 2014-2015 và 28 bài trong năm học 2013-2014.
ĐH Duy Tân tổ chức nhiều Hội nghị nghiên cứu khoa học quốc tế và toàn quốc |
Nhiều công bố ISI của ĐH Duy Tân có chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) cao. Trong đó IF đạt mức >5 gồm các công bố đăng tải trên các tạp chí Stem Cell Reports, The European Physical Journal C,...; IF đạt >3 trên các tạp chí Composite Structures, Physical Review,...
Tiêu biểu, bài báo “DNA redox hydrogels: Improving mediated enzymatic bioelectrocatalysis” đăng tải trên tạp chí ACS Catalysis có chỉ số ảnh hưởng rất cao, với IF=9.3. Năm học 2015-2016 cũng đánh dấu bước đầu ”chập chững” vào các nghiên cứu kinh tế, xã hội và cộng đồng của nhà trường với 7 bài báo thuộc SSCI (Social Sciences Citation Index).
TS. Hồ Khắc Hiếu - Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam và các nhà hoa học của ĐH Duy Tân thực hiện các nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại |
Đặc biệt trong năm học này, ĐH Duy Tân đã ghi nhận sự bứt phá vượt bậc của cá nhân các nhà nghiên cứu ở Duy Tân, tiêu biểu có TS. Đặng Ngọc Toàn với 10 bài, TS. Hoàng Nhật Đức với 9 bài, GS.TSKH. Vũ Xuân Quang với 8 bài, TS. Phan Văn Nhâm với 6 bài,...
ĐH Duy Tân đang kỳ vọng một số nhà nghiên cứu của mình sẽ trở thành những chuyên gia uy tín hàng đầu trong nước về một số chuyên ngành khi có tích lũy từ 10 bài báo ISI trở lên trong một lĩnh vực cụ thể như TS. Nguyễn Ngọc Hiếu với 16 bài ở chuyên ngành Vật liệu nano-carbon, TS. Hoàng Nhật Đức với 15 bài ở chuyên ngành Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, TS. Đặng Ngọc Toàn với 12 bài ở chuyên ngành Cấu trúc Vật liệu từ...
Bên cạnh đó, đầu tháng 12-2015, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu “Phương pháp Chế tạo Vật liệu nano composite Từ tính từ Bùn thải đỏ dùng làm Chất lỏng nano ứng dụng trong Công nghiệp Khai thác Dầu khí” của PGS. TS Nguyễn Phương Tùng. Cũng trong năm học 2015-2016, ĐH Duy Tân đã “trúng” và tiến hành triển khai 12 đề tài Nafosted. Năm 2015, TS. Hồ Khắc Hiếu của ĐH Duy Tân đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi vừa tròn 31 tuổi. Trong hoạt động nghiên cứu, PGS. TS Hồ Khắc Hiếu đã công bố trên 20 bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó có 13 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCI.
Trước đó vào 06/2015, theo công bố của Bộ Khoa học & Công nghệ, ĐH Duy Tân đã trở thành 1 trong 20 tổ chức ở Việt Nam (trong đó có 15 trường đại học) có nhiều công bố quốc tế nhiều nhất giai đoạn 2010-2014.
Một kết quả thống kê mang tính chất tham khảo của 2 nghiên cứu sinh Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền tổng hợp từ dữ liệu trang Web of Science trong nửa đầu năm 2015 còn cho thấy ĐH Duy Tân xếp đầu bảng các đại học tại Việt Nam về năng suất công bố quốc tế. Đây là kết quả của sự nỗ lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhiều năm và trở thành động lực để Duy Tân bứt phá trong công tác nghiên cứu trong năm học 2015-2016 vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận