Lần lượt, từng người lính đặc công nhảy dù ra khỏi máy bay - Ảnh: Trọng Hải |
Trong đặc công, chỉ có lực lượng chuyên trách chống khủng bố mới được huấn luyện nhảy dù. Nhảy dù là một hình thức để phối hợp nhiệm vụ tác chiến của đặc công. Lực lượng này đòi hỏi phải có kỹ thuật rất tinh thông, sức khỏe tốt, gan dạ, dũng cảm |
Thượng tá PHAN ÍCH DÂN (phó chính ủy lữ đoàn đặc công 198, Tây nguyên - Bộ tư lệnh đặc công) |
Ít ai biết họ là những “hậu duệ” của lữ đoàn dù 305 (Quân chủng Phòng không không quân), sau khi lữ đoàn dù 305 chuyển thành binh chủng đặc công (năm 1967).
VN hiện nay không còn một đơn vị nào của quân đội chuyên về nhảy dù. Nhưng các “hậu duệ” của họ vẫn còn trong những đơn vị đặc biệt của đặc công VN.
Ban dù của đội chống khủng bố bắt đầu luyện tập từ 4g sáng. Hai trực thăng Mi của không quân được điều đến. Đúng 5g, tất cả đội hình cơ động lên máy bay. Giáo viên huấn luyện là vận động viên dù của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn đường không Hà Nội.
5g15 nhảy chuyến đầu tiên. Đại úy Độ cho biết: “Chuyến đầu tiên chở 12 - 15 đặc công. Chuyến sau cùng 20 người. Một lần nhảy chỉ thả bốn người. Tùy theo sắp xếp mà có người được nhảy hai lần, có người ba lần. Một năm, mỗi đợt đi huấn luyện dù, một người cao nhất chỉ nhảy được sáu lần”.
Đội trưởng Độ là người nhảy đầu tiên ngay từ đợt nhảy thứ nhất. Ba lần nhảy đầu, mỗi người chỉ nhảy mình không. Đến lần thứ tư mới mang theo vũ khí (lựu đạn, thuốc nổ, súng, các trang bị hỗ trợ chiến đấu).
Tùy theo nhiệm vụ mà khối lượng, số lượng vũ khí mang theo khác nhau nhưng theo quy định, toàn khối lượng (cả người, cả dù và cả vũ khí) không vượt quá 100kg.
Vũ khí trang bị cho đặc công nhảy dù hiện đại hơn rất nhiều so với thế hệ của lữ đoàn dù 305. Súng chuyên dụng nhập của nước ngoài, nhỏ và vừa đủ nhét trong người, không phải bẻ, gấp. Trong một số trường hợp đặc công chống khủng bố còn mang theo súng bắn tỉa bỏ dọc theo người.
Đội trưởng Độ kể: “Khi cách mặt đất 100 - 150m, đặc công tháo dây cho súng rơi xuống trước, cách người mình khoảng 3m. Súng có đệm, có bao gói nên không bị ảnh hưởng gì”.
Trung úy Trần Ngọc Tuấn - chính trị viên phó, mới 26 tuổi - khẳng định: “Chúng tôi chỉ huấn luyện trong 15 - 20 ngày là lên trời nhảy dù được.
Đặc công phía Bắc thì nhảy ở sân bay Hòa Lạc (Hà Nội) trên máy bay An-2. Chúng tôi thì cơ động ra Nha Trang nhảy trực thăng Mi-171 và Mi-8 ở độ cao 800 - 1.000m, tốc độ bay 140km/h”.
Hiện nay, khi huấn luyện, đội chống khủng bố thường nhảy ở độ cao 800 - 1.400m. Nhảy ở độ cao này để có thời gian xử lý các tình huống. Khi rơi ở giây đầu tiên, vận tốc đạt 17m/s. Bước qua giây thứ 2, thứ 3 vận tốc đạt 50m/s, chỉ trong tích tắc là đã tiếp đất.
Còn trong tác chiến thì chỉ nhảy ở độ cao 300m vì nếu nhảy ở độ cao hơn, thời gian treo trên không trung lâu dễ bị đối phương phát hiện và bắn tỉa tiêu diệt lúc chưa tiếp đất.
“Dù mới được huấn luyện nhảy ở địa hình bằng phẳng, tại sân bay nhưng nếu có nhiệm vụ nhảy thấp, nhảy ở thời tiết phức tạp, nhảy ban đêm chúng tôi vẫn làm được. Chúng tôi là đặc công, quen với việc huấn luyện trong đêm nên nhảy dù đêm không phải là khó khăn” - trung úy Tuấn nói.
Còn đội trưởng Độ thì cho biết: “Trình độ đổ bộ của thế hệ ngày nay nhanh hơn nhiều thế hệ trước vì chúng tôi được đào tạo thêm, học thêm kỹ thuật đổ bộ đường không của nước ngoài nên rất tự tin khi thực hiện nhiệm vụ”.
Mang dù và lên máy bay - Ảnh: Trọng Hải |
Máy bay đưa lính đặc công lên độ cao 1.400m để nhảy dù - Ảnh: T.Hải |
Đặc công tiếp đất và thu dù - Ảnh: Trọng Hải |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận