Để làm thủ tục miễn, giảm học phí cho hai con của mình, bà P.T.U. phải đến UBND xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chứng thực sao y sổ hộ nghèo. Tương tự là trường hợp của hộ ông Đ.N.H. ngụ thôn Tân Hưng, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Ông H. cũng phải chứng thực sao y sổ hộ nghèo để xin hỗ trợ học phí cho con trai vừa vào lớp 1. Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trường hợp người nghèo khi chứng thực giấy tờ được miễn lệ phí, do đó người nghèo vẫn phải đóng phí để chứng thực sao y.
Chỉ cần xuất trình bản chính Theo công văn số 736 của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện thông tư số 174 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, người thuộc hộ nghèo muốn được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp (100.000 đồng/trường hợp) sẽ chỉ phải xuất trình bản chính của sổ hộ nghèo, giấy xác nhận thuộc hộ nghèo cho cơ quan thu lệ phí. |
Chỉ thị là vậy, nhưng theo điều 3 thông tư liên bộ số 29/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập thì khi lập hồ sơ đều có điểm chung phải nộp bản sao chứng thực các loại giấy tờ sau đây: sổ đăng ký hộ khẩu thường trú, giấy chứng nhận hộ nghèo, bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp...
Ông Phạm Văn Bon - trưởng Phòng tư pháp huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp - cho biết: “Quy định nộp bản sao chứng thực theo thông tư 29 là nhằm xác định tính chính xác của các giấy tờ nêu trên để làm thủ tục miễn, giảm hoặc hỗ trợ học phí. Việc tiếp nhận hồ sơ do các trường thực hiện và kiểm tra, sau đó chuyển đến phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện giải quyết. Do đó theo tôi, khi tiếp nhận hồ sơ các trường chỉ yêu cầu đương sự xuất trình bản chính các giấy tờ nêu trên, sau đó sao chụp và xác nhận đã đối chiếu bản chính thì thuận tiện, tiết kiệm cho người dân hơn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận