26/07/2024 13:23 GMT+7

Đà Nẵng đưa robot vào ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

Sáng 26-7, UBND TP Đà Nẵng tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp thành phố tại Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ Vinagamma Đà Nẵng.

Đà Nẵng đưa robot vào ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân- Ảnh 1.

Lực lượng phòng cháy, chữa cháy khống chế đám cháy - Ảnh: THANH NGUYÊN

Theo tình huống đặt ra, khi ra khỏi buồng chiếu, một thanh nguồn Co-60 bị móc vào thùng chứa hàng. Phát hiện cảnh báo sự cố, nhân viên vận hành lập tức ngưng chiếu hàng. Nhân viên kiểm tra phát hiện máy đo phóng xạ hiển thị suất liều chiếu xạ tăng cao đột ngột, dẫn đến hoảng loạn, vấp ngã, chấn thương lật cổ chân.

Do ảnh hưởng bức xạ từ thanh nguồn, thùng hàng chứa sản phẩm bốc cháy. Lửa bùng phát trong khu vực chứa hàng hóa chiếu xạ, không cháy lan ra khu vực khác.

Sự cố không gây nhiễm bẩn phóng xạ cho người, tuy nhiên gây nhiễm bẩn phóng xạ một số vị trí trong khu vực buồng chiếu hàng. Thanh nguồn Co-60 mắc vào thùng hàng chiếu xạ nên không đưa được xuống bể nước chứa nguồn, gây mất an ninh, an toàn nguồn phóng xạ.

Trong chương trình diễn tập, ban tổ chức đặt ra yêu cầu phải xử lý trong 60 phút, với sự tham gia của Công an TP Đà Nẵng, Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ Đà Nẵng, và Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.

Đặc biệt, năm nay lực lượng cứu hộ đưa robot VINA-Res vào ứng dụng. Robot tiến hành gắp thanh nguồn thả xuống bể chứa nguồn. Sau khi đảm bảo an toàn bức xạ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khống chế ngọn lửa phát sinh từ thùng hàng. 

Sau đó, lực lượng ứng phó thực hiện tiêu tẩy, vệ sinh khu vực buồng chiếu xạ, đồng thời đánh giá tình trạng sức khỏe của nạn nhân.

Robot VINA-Res thay con người đưa thanh nguồn Co-60 về bể chứa - Ảnh: ÁI THƯ

Robot VINA-Res thay con người đưa thanh nguồn Co-60 về bể chứa - Ảnh: ÁI THƯ

Lực lượng y tế sơ cứu và đánh giá tình hình sức khỏe nạn nhân - Ảnh: ÁI THƯ

Lực lượng y tế sơ cứu và đánh giá tình hình sức khỏe nạn nhân - Ảnh: ÁI THƯ

PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải, cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, cho biết việc ứng dụng robot vào công tác cứu hộ giúp giảm thiểu đáng kể những tác động trực tiếp tới con người, tạo điều kiện cho các lực lượng cứu hộ nhanh chóng kiểm soát tình hình.

"Đây là biện pháp an toàn cao nhất, tránh rủi ro cho con người. Tuy nhiên, trong trường hợp robot trục trặc, buộc con người phải có biện pháp hỗ trợ. Kịch bản hôm nay cũng là một sự cố tiêu biểu mà trên thế giới cũng như trong khu vực đã từng xảy ra.

Tôi cho rằng buổi huấn luyện hôm nay đã được tổ chức rất tốt, đúng quy trình, trình tự, tránh được những tác động không cần thiết đối với con người và môi trường", PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải chia sẻ.

Đà Nẵng đưa robot vào ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân- Ảnh 4.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đo nồng độ phóng xạ khi ra khỏi khu vực - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đo đánh giá tình trạng nhiễm bẩn phóng xạ - Ảnh: ÁI THƯ

Đo đánh giá tình trạng nhiễm bẩn phóng xạ - Ảnh: ÁI THƯ

Đà Nẵng đưa robot vào ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân- Ảnh 6.

Lực lượng hỗ trợ kỹ thuật mặc đồ bảo hộ trước khi làm nhiệm vụ - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đà Nẵng diễn tập ứng phó sự cố phóng xạ trong khu vực đông dânĐà Nẵng diễn tập ứng phó sự cố phóng xạ trong khu vực đông dân

TTO - Ngày 14-10, UBND TP Đà Nẵng tổ chức diễn tập ứng phó với sự cố hạt nhân. Tình huống đặt ra là phát hiện phóng xạ tự nhiên tại khu san lấp mặt bằng cách khu dân cư 10m.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên