27/03/2015 00:10 GMT+7

​Đà Nẵng đổi đất lấy hạ tầng

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kể từ khi trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng có bước phát triển vô cùng nhanh chóng, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Trong đó, tái cơ cấu quy hoạch và phát triển đô thị là điều kiện tiên quyết để Đà Nẵng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Phát triển hạ tầng

Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997 đến nay), Đà Nẵng đã có những biến đổi to lớn, không ngừng trong phát triển đô thị. Việc xây dựng theo đúng định hướng đã vạch ra từ nhiều năm trước đó và được chỉnh sửa theo diễn biến mới.

Hầu hết tuyến đường nội thị đều được cải tạo, mở rộng; hàng trăm đường phố được xây mới, rộng rãi, khang trang và hiện đại.

Các tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Trường Sa được xem là một trong số những con đường ven biển đẹp nhất nước hiện nay.

Đà Nẵng từ chỗ cả thành phố chỉ có hơn 360 con đường có tên, sau 15 năm tăng lên hơn 1.260 con đường có tên. Hàng trăm khu đô thị, hàng ngàn khu, cụm dân cư mới ra đời.

Diện mạo của thành phố thay đổi, cuộc sống của người dân được cải thiện. Có thể khẳng định, đô thị Đà Nẵng hiện tại được khởi phát và hiện thực hóa từ quy hoạch tổng thể mà Chính phủ đã phê duyệt từ năm 1993.

Bên cạnh việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, Đà Nẵng cũng sớm hoàn thiện, khớp nối quy hoạch chi tiết, bảo đảm tính liên hoàn và có sự phân kỳ đầu tư, kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tế, với sự thay đổi qua từng giai đoạn phát triển.

Đà Nẵng cũng sớm nhìn thấy hạn chế trong công tác quy hoạch ở các đô thị khác, vì thế kiên quyết không để tái diễn các kiểu nhà siêu mỏng, siêu méo, góc cạnh xù xì làm xấu cảnh quan đô thị.

Để thực hiện các dự án, Đà Nẵng luôn công khai quy hoạch đến tận dân, người dân được tham gia ý kiến về công tác di dời, giải tỏa, bố trí tái định cư, bảo đảm cuộc sống lâu dài.

Phương thức đổi đất lấy hạ tầng và lấy quy hoạch nuôi quy hoạch được Đà Nẵng áp dụng nhuần nhuyễn và rất thành công. Để từ đó phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân thành phố.

qX5uFtCj.jpg

Còn đó những nỗi lo

Không thể phủ nhận những thành tựu mà Đà Nẵng đạt được trong thời gian qua, với một khối lượng công việc khổng lồ đã hoàn thành. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị ở Đà Nẵng đã và đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế.

Bởi trong một thời gian dài, Đà Nẵng mới chỉ tập trung phát triển đô thị theo hướng đô thị hóa nông thôn, mà chưa chú trọng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, các khu vực sản xuất nông-lâm nghiệp.

Việc sử dụng đất cũng bộc lộ tính thiếu cân đối. Ở tất các các tuyến phố mới, tỷ lệ sử dụng đất đều khá thấp, nhiều khu đất “vàng” để hoang nhiều năm, gây lãng phí lớn khi mà hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện, tốn kém lại không được phát huy.

Trong khi đó, tỷ lệ đất dành cho mục đích công cộng, như công viên, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa thể thao... lại quá ít.

Tất cả nỗ lực của chính quyền và người dân đều không nằm ngoài việc xây dựng TP. Đà Nẵng văn minh, hiện đại. Ngày nay, vị trí địa lý là một lợi thế vô cùng to lớn, có vai trò quan trọng hơn cả tài nguyên thiên nhiên.

Đà Nẵng đang hội đủ các yếu tố địa lý cả về đường không, đường biển quốc tế. Với những yếu tố nội tại đã và đang được chuẩn bị đầy đủ, Đà Nẵng có cơ hội để vươn nhanh lên ngang tầm các đô thị lớn, hiện đại và văn minh - xứng đáng là thành phố đáng sống của Việt Nam.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên