10/04/2024 15:25 GMT+7

Đã mắt với đàn bò tót lai quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Từ cuối năm 2009, một con bò tót đực lẻ bầy xuống núi thường xuyên “kết bạn” với đàn bò nhà ở thôn Bạc Ray 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Nhờ vậy, ở đây có đàn bò tót lai quý hiếm.

Ngoại hình và màu lông của bò tót lai gần giống với bò tót - Ảnh: DUY NGỌC

Ngoại hình và màu lông của bò tót lai gần giống với bò tót - Ảnh: DUY NGỌC

Mối "giao duyên" kỳ lạ

Ông Não Duy Pháp, trưởng phòng khoa học - bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình, cho biết từ những năm 2009 đến năm 2015, qua giao phối tự nhiên giữa bò tót đực và một số bò cái của người dân đã sinh được hơn 20 con bê lai bò tót.

Những bò tót lai này sức vóc lớn hơn so với bò nhà cùng độ tuổi. Bò tót lai không có u vai và yếm rốn, đầu hơi nhỏ, trán rộng và lõm, mặt hình chữ V, sừng nhọn và phát triển sớm.

Ngắm đàn bò tót lai quý hiếm ở Ninh Thuận

Khi mới sinh, bò tót lai có lông màu nâu vàng - xám nâu, khác khá rõ với bê bò nhà. 

Sau 3 - 4 tháng tuổi, lông chuyển dần sang màu nâu đen ở toàn thân, lông ở đỉnh đầu màu vàng vài con có màu trắng ở 4 chân từ khuỷu chân trở xuống móng. 

Đa số bò tót lai đều có sừng cong, dài đều hai bên, lông có màu nâu sẫm, càng lớn thì màu lông càng ngả về màu đen như bò tót cha. 

Bò tót lai không có u trên lưng và nọng dưới cổ, một đặc điểm mà bò nhà thuần chủng nào cũng có. 

Con bò tót đực trên có chiều cao 1,7 mét, thân dài hơn 2 mét, nặng khoảng 1 tấn.

Vào năm 2015, con bò tót đực đã bị chết do già yếu. Tiêu bản gồm có bộ da, cặp sừng và bộ xương con bò tót được trưng bày giới thiệu tại Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng.

Tiêu bản và bộ xương của bò tót đực được trưng bày tại Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Phước Bình - Ảnh: DUY NGỌC

Tiêu bản và bộ xương của bò tót đực được trưng bày tại Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Phước Bình - Ảnh: DUY NGỌC

Bảo tồn nguồn gene bò tót quý hiếm

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Anh Tuấn - phó giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng, Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình - cho biết hiện nay tại vườn đang nuôi dưỡng, bảo tồn khoảng 10 con bò tót lai gồm có đực và cái.

Bò tót lai không có u vai và yếm rốn, đầu hơi nhỏ, trán rộng và lõm, mặt hình chữ V, sừng nhọn và phát triển sớm - Ảnh: DUY NGỌC

Bò tót lai không có u vai và yếm rốn, đầu hơi nhỏ, trán rộng và lõm, mặt hình chữ V, sừng nhọn và phát triển sớm - Ảnh: DUY NGỌC

"Từ năm 2021 đến nay, đàn bò tót đã được di chuyển về nơi ở mới trong khuôn viên rộng khoảng 5ha tại Vườn thực nghiệm Phước Bình. Đàn bò được chăm sóc chu đáo bằng thức ăn xanh và được tự do đi lại trong môi trường tự nhiên bán hoang dã.

Nhờ môi trường nuôi dưỡng gần với tự nhiên, bảo đảm đủ thức ăn, nước uống, đàn bò phát triển tốt, lông da mơn mởn" - ông Tuấn nói.

Đàn bò tót lai được chăm sóc chu đáo bằng thức ăn xanh và được tự do đi lại trong môi trường tự nhiên bán hoang dã nên phát triển tốt - Ảnh: DUY NGỌC

Đàn bò tót lai được chăm sóc chu đáo bằng thức ăn xanh và được tự do đi lại trong môi trường tự nhiên bán hoang dã nên phát triển tốt - Ảnh: DUY NGỌC

Ông Tuấn chia sẻ thời gian qua ghi nhận đàn bò tót có giao phối, tuy nhiên không thụ tinh được bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên chính là do cận huyết.

"Thời gian tới chúng tôi cũng mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu tổ chức lai tạo các giống bò có chất lượng tốt với đàn bò tót lai F1 nhằm tạo ra những cá thể có tầm vóc to lớn.

Đồng thời, tạo nét khác biệt cho du khách khi đến với điểm du lịch sinh thái Phước Bình" - ông Tuấn bộc bạch.

Con bò đực lai trọng lượng khoảng 450 - 500kg, nặng gấp hai lần so với bò nhà - Ảnh: DUY NGỌC

Con bò đực lai trọng lượng khoảng 450 - 500kg, nặng gấp hai lần so với bò nhà - Ảnh: DUY NGỌC

Từ năm 2013, dự án nuôi bò tót lai tại Vườn quốc gia Phước Bình có tổng vốn đầu tư gần 2 tỉ đồng, được triển khai tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. 

Trong thời gian 3 năm triển khai, ban quản lý dự án đã mua 10 con bê lai F1 làm đối tượng nghiên cứu giám định gene di truyền giữa bò tót và bò nhà; nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn bò lai F1 từ lúc sơ sinh đến 24 tháng tuổi và trưởng thành; nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn bò cái lai F1 để tạo ra đàn bê lai F2 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo các giống bò đực chuyên thịt cao sản...

Ngoài trọng lượng là điểm nhấn phân biệt, bò tót lai không có u trên lưng và nọng dưới cổ, một đặc điểm mà bò nhà thuần chủng nào cũng có - Ảnh: DUY NGỌC

Ngoài trọng lượng là điểm nhấn phân biệt, bò tót lai không có u trên lưng và nọng dưới cổ, một đặc điểm mà bò nhà thuần chủng nào cũng có - Ảnh: DUY NGỌC

Phát hiện thêm bò tót ở Vườn quốc gia Phước Bình

Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình cho biết từ tháng 10-2023 đến nay, đã phát hiện dấu chân, dấu phân thải, bãi nghỉ, vết cà xước trên cây của bò tót tại suối Gia Nhông và suối Đá Đen.

Cụ thể, tại suối Gia Nhông ghi nhận có 2 đàn bò tót, đàn thứ nhất ước lượng số lượng từ 4 - 6 con; đàn thứ hai có từ 3 đến 4 con bò tót trưởng thành.

Còn tại suối Đá Đen ghi nhận đàn bò tót 6 - 7 con.

Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus, Sách đỏ Việt Nam xếp bò tót vào nhóm nguy cấp (EN) và nhóm IB, Danh lục đỏ IUCN xếp vào nhóm sắp nguy cấp (VU).

Phát hiện xác bò tót đực nặng 700kg trong khu bảo tồnPhát hiện xác bò tót đực nặng 700kg trong khu bảo tồn

TTO - Một con bò tót đực nặng khoảng 700kg vừa được phát hiện chết trong rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên