26/01/2018 16:48 GMT+7

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân

MAI VINH
MAI VINH

TTO - Kịch bản được đưa ra, một xe chuyên dụng vận chuyển 2 nguồn phóng xạ kín Ir-192 hoạt độ 80 Ci đang lưu thông thì gặp tai nạn nghiêm trọng sau va chạm với xe khách đi ngược chiều.

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 1.

Nhân viên an toàn bức xạ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt dời nguồn phóng xạ bị rò rỉ đến nơi an toàn - Ảnh: MAI VINH

Chiều 26-1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân tại khu vực trung tâm TP. Đà Lạt với sự tham gia của 13 đơn vị. 

Kịch bản được đưa ra, một xe chuyên dụng vận chuyển 2 nguồn phóng xạ kín Ir-192 hoạt độ 80 Ci đang lưu thông thì va chạm với xe khách đi chiều ngược lại. 

2 nguồn phóng xạ được xác định có hoạt động cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, môi trường xung quanh nếu để kéo dài thời gian rò rỉ.

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 2.

Một trong hai nguồn phóng xạ nguy hiểm rơi ra khỏi thùng chứa - Ảnh: MAI VINH

Bức xạ gamma năng lượng cao của Ir-192 khi tiếp xúc bên ngoài có thể gây bỏng, tiếp xúc gần và lâu với nguồn mạnh có thể gây nguy cơ ung thư và có thể dẫn đến chết người. 

Trong trường hợp rủi ro hiếm hoi, ăn phải một lượng chất Ir-192, tia của nó phát ra có thể đốt cháy lớp lót dạ dày và ruột, đồng thời các chất độc hại có xu hướng tích tụ trong gan, tiếp tục gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 3.

Nhân viên an toàn bức xạ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tạo khu vực cách ly để giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ hạt nhân - Ảnh: MAI VINH

Sau khi phát hiện sự cố, lực lượng ứng phó sự cố hạt nhân của tỉnh Lâm Đồng với nòng cốt là Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng, Cảnh cảnh sát giao thông TP. Đà Lạt đã cấp cứu nạn nhân, di dời nguồn phòng xạ về nơi lưu trữ là Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, đồng thời dò tìm, làm sạch lượng phóng xạ bị rò rỉ. 

Mục tiêu của kịch bản được xác định không để người dân và thành viên ứng phó sự cố bị nhiễm phóng xạ ở liều nguy hiểm.

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 4.

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng dùng thiệt bị chuyên dụng cắt cửa cứu nạn nhân trong xe chở nguồn phóng xạ - Ảnh: MAI VINH

Chương trình diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân được tổ chức trong bối cảnh Lâm Đồng có 23 đơn vị sử dụng các thiết bị có chứa nguồn phóng xạ. 

Đặc biệt trên địa bàn có lò phản ứng hạt nhân công suất 500 kW - thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Cũng tại đây có chứa khoảng 900 nguồn phóng xạ đã và đang sử dụng.

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 5.

Nạn nhân được đưa khỏi xe chở nguồn phóng xạ sau tai nạn - Ảnh: MAI VINH

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 6.

Nhân viên an toàn bức xạ dùng các máy dò di động để xác định phạm vi rò rỉ phóng xạ - Ảnh: MAI VINH

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 7.

Thông báo hoàn tất việc dò tìm và làm sạch phóng xạ bị rò rỉ - Ảnh: MAI VINH

Đà Lạt thử ứng phó với sự cố hạt nhân - Ảnh 8.

Thiết bị bảo hộ chuyên dụng dành cho nhân viên bức xạ hạt nhân với mặt nạ chống độc và bộ quần áo chắn xạ - Ảnh: MAI VINH

MAI VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên