Phóng to |
Kết quả cuộc bỏ phiếu (kết thúc vào chiều nay 25-2) được coi là có tác động quan trọng tới số phận của nước Ý và cuộc khủng hoảng đồng euro vốn đã kéo dài suốt nhiều năm qua.
“Tôi đã bỏ phiếu suốt hơn 20 năm nhưng đây là lần đầu tiên bạn bè tôi ở khắp châu Âu gửi tin nhắn hỏi xem tôi sẽ bỏ phiếu thế nào” - Michele Cossu, một chủ quán cà phê 44 tuổi ở Rome, nói với tờ USA Today.
Ở khắp châu Âu, lo ngại lớn nhất là sự trở lại của ông Berlusconi, người từng ba lần làm thủ tướng và bị coi là có vai trò chủ chốt trong việc đẩy nước Ý vào tình trạng suy thoái. Tờ Daily Mail của Anh mô tả Berlusconi là “thằng hề”, còn tờ Handelsblatt trích lời Jörg Krämer, nhà kinh tế trưởng của Commerzbank, Đức, cũng nhận định sự trở lại của Berlusconi là “tình huống kinh hoàng cho nhà đầu tư” và “cản trở việc khôi phục lòng tin đối với đồng euro”.
Nước Ý, nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro, hiện vẫn đang ngụp lặn trong suy thoái với khoản nợ tới 2.000 tỉ euro (2.640 tỉ USD). Sau Hi Lạp, Ý là nước có nguy cơ sụp đổ tài chính cao nhất trong khu vực đồng euro.
Các cuộc thăm dò cách đây hai tuần (thăm dò bị cấm sau thời điểm đó) cho thấy ứng viên trung tả Pier Luigi Bersani dẫn trước Berlusconi khoảng 5 điểm. Đảng của ông Bersani có thể thắng và sẽ lập chính phủ liên minh với phe của thủ tướng đương nhiệm Mario Monti, người lên thay thế Berlusconi vào tháng 11-2011 khi nước Ý gần sụp đổ về tài chính vì nợ công và đã thực thi hàng loạt biện pháp khắc khổ. Thế nhưng theo Reuters, các chuyên gia hiện chưa rõ liệu ông Bersani có giành được đa số ghế ở nghị viện để đảm bảo có được một chính quyền ổn định lâu dài hay không - điều cần thiết cho việc thúc đẩy các cải cách ở Ý.
Mối nguy hiểm lớn nhất với nước Ý và EU là một Chính phủ Ý yếu và không thể tiến hành được cải cách, điều có thể khiến giới đầu tư hoảng sợ và dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ mới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận