05/06/2020 15:09 GMT+7

Công nhân công ích chạnh lòng khi nghe ‘Tao không xả rác, tụi mày lấy gì làm’

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Đó là câu chuyện chị Trần Thị Ánh Xuân, nhân viên Công ty Công ích quận 1 (TP.HCM), chia sẻ với các sở ngành trong hội nghị chuyên đề về Thực hiện cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước sáng 5-6.

Công nhân công ích chạnh lòng khi nghe ‘Tao không xả rác, tụi mày lấy gì làm’ - Ảnh 1.

Chị Trần Thị Ánh Xuân, nhân viên Công ty công ích quận 1, chia sẻ về câu chuyện buồn gặp phải lúc làm việc - Ảnh: L.P

Hội nghị do Đảng ủy Khối doanh nghiệp TP.HCM phối hợp Đảng ủy Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tổ chức, lắng nghe các đơn vị, người trong cuộc trình bày khó khăn trong quá trình thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TP.HCM.

Chia sẻ của chị Xuân cho thấy việc vận động người dân dưới góc độ tuyên truyền ở một số địa phương vẫn chưa hiệu quả. Người dân chưa có ý thức tốt về việc xả rác ra môi trường, và xem thường những người "chiến sĩ" thầm lặng làm sạch đường phố.

Ngoài sự việc trên, chị Xuân cho biết nhiều lúc đi làm, chị thấy có người ném các phế phẩm sau khi buôn bán xuống kênh rạch nhưng "lực bất tòng tâm", vì bản thân không có tiếng nói gì để ngăn họ.

 "Tui chỉ mong sao thành phố, cơ quan chức năng có chế tài nặng hơn đối với người xả rác để thành phố sạch sẽ hơn", chị Xuân nói.

Còn anh Hữu, nhân viên Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM, chia sẻ anh dọn dẹp tại  quận Tân Phú. Nhiều người dân ý thức rất kém, khi thấy nhân viên vệ sinh kéo xe đi qua thì đứng trên lầu ném rác xuống xe, chứ không mang xuống bỏ vào đàng hoàng.

Theo số liệu Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM cung cấp, vào năm 2018, mỗi ngày TP.HCM thải ra 9.200 tấn rác thải rắn sinh hoạt, 1.500-2.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại, 1.500-1.700 tấn chất thải xây dựng, 350-400 tấn chất thải nguy hại, 22 tấn rác thải y tế.

Theo tính toán ,lượng rác thải đô thị tăng 6-10% mỗi năm cộng với việc một bộ phận không nhỏ người dân chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường đã khiến kênh rạch, đường sá bị ô nhiễm, mất mỹ quan, đồng thời áp lực xử lý rác lên ngành môi trường cũng nặng nề hơn.

Theo đánh giá của ông Lê Trung Tuấn Anh (trưởng phòng quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM), ngành môi trường đang trong thời kỳ quá độ để thích nghi với tình hình phát triển kinh tế của thành phố. Về ý thức người dân, phản ảnh của công nhân hoàn toàn chính xác.

"Về chế tài hiện nay, sở đã phối hợp với Cảnh sát môi trường, Sở Tư pháp... để xử phạt qua camera. Nhiều quan điểm cho rằng có thể xử phạt ngay do việc thực hiện Chỉ thị 19 đã diễn ra hơn 1 năm, người dân đã tiếp cận được thông tin tin nhiều. Sở đang trình UBND TP.HCM phê duyệt để đưa vào áp dụng.

Mặt khác, anh chị em công nhân trực tiếp đi làm sẽ biết trường hợp người dân nào hay vi phạm, điểm đen nào hay xả rác... để kết nối với quận huyện xử lý hiệu quả hơn", ông Tuấn Anh nói.

'Nay được ra đường, tôi lại đi nhặt rác, mưa cũng phải cố'

TTO - Sau hơn 3 tuần cách ly xã hội phòng chống dịch COVID-19, người dân Hà Nội quay về nhịp sống thường nhật. Dưới thời tiết mưa lạnh, nhiều người lại lầm lũi ra đường mưu sinh.

LÊ PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên