Đồng thời với đó là hình thành thị trường điện cạnh tranh, đầu tiên ở khâu phát điện. Mục tiêu để đạt được tính hiệu quả chung của hệ thống.
Phóng to |
* Như vậy việc đề nghị điều chỉnh giá điện sẽ được xem xét như thế nào?
- Phải có kiểm soát của các bộ ngành. Doanh nghiệp được quyết định khi cơ quan nhà nước kiểm tra và đồng ý. Năm nay, kinh tế nước ta phải đảm bảo các yếu tố kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Phối hợp mấy yếu tố đó thì thời gian vừa qua chưa điều chỉnh được. Thủ tướng Chính phủ quyết định trong tháng 11 này cũng không có điều chỉnh gì.
Trước mắt, theo quyết định 24, Bộ Công thương phải làm việc để công khai hóa kết quả kiểm toán cũng như tính toán giá thành của EVN, sao cho toàn bộ xã hội và khách hàng được biết tính toán đó đã có cơ quan kiểm toán độc lập, bộ ngành đã xem xét và giá thành như thế có chuẩn hay không. Đây là việc cần làm theo quyết định 24, chưa làm việc đó thì điều chỉnh giá điện là không hợp lý.
* Lần này nhấn mạnh đến công khai hóa kết quả kiểm toán và tính toán giá thành của EVN, vậy tại sao việc này không được thực hiện trước đây?
- Từ trước đến nay mỗi lần tăng giá điện đều có các bộ ngành đi kiểm tra các số liệu quyết toán của ngành điện. Năm nào cũng thế, tăng hay không tăng thì vẫn làm. Nhưng bây giờ khi đưa ra phát triển thị trường và điều chỉnh giá điện theo hướng giao quyền cho doanh nghiệp nhiều hơn thì yêu cầu việc đó phải được công khai cho xã hội biết.
* Việc đưa giá điện dần tiếp cận cơ chế thị trường nghĩa là có lộ trình và có yêu cầu đặt ra trong lộ trình đó?
- Chúng ta hay nói giá điện nào đúng và giá điện hợp lý nên giá điện nào người ta có thể chấp nhận được chính là giá được quyết định thông qua một cơ chế minh bạch, kiểm soát được.
Từ thị trường phát điện cạnh tranh đến thị trường bán buôn cạnh tranh, bán lẻ cạnh tranh... toàn bộ các bước đi đó Thủ tướng đã phê duyệt, nhưng để thực hiện phải bảo đảm ổn định hệ thống, sao cho tác động đến an sinh xã hội là tối thiểu.
* Chủ trương tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp áp dụng đối với ngành điện như thế nào?
- Trong tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp tới đây cần phải làm rất mạnh trong khu vực ngành điện. Đối với tái cơ cấu đầu tư thì việc thu hút vốn đầu tư tư nhân cần phải làm mạnh nữa bởi hiện tỉ lệ này còn thấp.
EVN hiện vẫn còn chiếm khoảng 64% hệ thống. Tăng trưởng của VN yêu cầu mỗi năm tiêu tốn 4.000-4.800 MW, nếu tính như vậy thì riêng nguồn điện đã cần khoảng 8 tỉ USD. Với 8 tỉ USD đó nếu chỉ nhìn vào khả năng cân đối của doanh nghiệp nhà nước là không cách nào đủ được.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, Thủ tướng đã ra quyết định thành lập trước mắt 3 tổng công ty phát điện trong EVN, sau này khi đã hoạt động ổn định và bắt đầu phát triển thị trường điện thì sẽ tiến hành cổ phần hóa để đưa ra cạnh tranh, thu hút vốn.
* Chủ trương tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN duy trì lâu nay liệu có ảnh hưởng đến thu hút vốn?
- Những dự án mới thì kêu gọi cho cổ phần hóa ngay từ đầu. Việc Chính phủ ngừng cổ phần hóa các doanh nghiệp là do phải chờ tái cơ cấu xong. Vấn đề liên quan đến thị trường điện, nếu cứ để nguyên các nhà máy điện lẻ như vậy để cổ phần hóa thì sẽ nảy sinh vấn đề sau này thị trường quá nhỏ, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh.
Hơn nữa khi các nhà máy tách riêng ra như vậy, khả năng cạnh tranh với nhau rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng. Vì thế Thủ tướng đã ra quyết định nhóm lại thành ba tổng công ty có quy mô gần tương đương nhau và có hình thái các nhà máy điện có thể bù đắp lẫn nhau. Đây chính là bước đi bảo đảm sự hoạt động ổn định và thành công của thị trường điện.
* Hiện các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ ở phía Bắc e ngại nếu mua điện từ Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến đầu ra của các nhà máy do họ đầu tư?
- Cái đó không phải lo lắng vì tỉ lệ nhập khẩu điện của Trung Quốc chỉ có 5% hệ thống. Chúng ta còn đang thiếu, đừng nên lo vội mà nên tập trung đầu tư vì thị trường còn mênh mông. Nếu các nhà đầu tư trong nước đầu tư phát triển được các nhà máy điện tốt hơn, mạnh mẽ hơn thì chúng ta đỡ phải nhập khẩu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận