15/03/2018 06:45 GMT+7

Công chức TP.HCM sẽ được tăng thu nhập từ 1-4?

MAI HƯƠNG - MAI HOA
MAI HƯƠNG - MAI HOA

TTO - Câu hỏi này cùng với nhiều câu hỏi khác sẽ được giải đáp trong kỳ họp bất thường của HĐND TP.HCM diễn ra trong ngày 15 và 16-3.

Công chức TP.HCM sẽ được tăng thu nhập từ 1-4? - Ảnh 1.

Đề án tăng thu nhập là chính sách được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức TP.HCM mong chờ từ nhiều năm nay. Trong ảnh: Công chức tiếp nhận hồ sơ nhà đất tại UBND quận 7, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Năm nay, HĐND TP.HCM sẽ họp bất thường 4 kỳ, thay vì 2 kỳ họp như mọi năm, xem xét thông qua nhiều đề án thực hiện Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Tuổi Trẻ Online điểm qua một số đề án nổi bật.

Thu nhập công chức tăng từ 1-4?

Theo thống kê, cán bộ công chức viên chức TP.HCM có năng suất lao động cao gấp 1,5 lần bình quân cả nước, nhưng thu nhập lại chưa tương xứng với công sức bỏ ra và mức sống ở TP.

Theo lộ trình đề xuất, năm 2018 tăng tối đa 0,6 lần, năm 2019 tăng tối đa 1,2 lần, năm 2020 tăng tối đa 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ. Thời điểm áp dụng là từ 1-4 tới. Những công chức nào được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được xem xét tăng thu nhập.

Trong cuộc phản biện mới đây do Mặt trận Tổ quốc TP tổ chức, các chuyên gia góp ý phải thay đổi cách đánh giá cán bộ công chức.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - giám đốc Học viện Cán bộ TP - nói: "Không chừng sau khi đánh giá, cán bộ công chức lại tâm tư, người lao động lại thấy không công bằng. Có khi thêm được thu nhập mà mất đoàn kết, làm cho hoạt động của đơn vị bị bị ảnh hưởng".

Ông còn đề xuất có đề án riêng về đánh giá cán bộ công chức.

Ông Đỗ Văn Đạo - phó giám đốc Sở Nội vụ, đơn vị soạn thảo đề án tăng thu nhập - thì nói: Hiện nay công tác đánh giá cán bộ còn nhiều bất cập. Dù nói là thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá, nhưng cuối cùng hàng năm cũng phải bỏ phiếu, bình chọn. Thủ trưởng cũng rất ngại với việc bỏ phiếu. Còn bỏ phiếu, bình bầu thì còn 'dĩ hòa vi quý'".

Sự hài lòng của dân là cơ sở tính thu nhập tăng thêm cán bộ công chức Sự hài lòng của dân là cơ sở tính thu nhập tăng thêm cán bộ công chức Tăng thu nhập công chức TP.HCM:  Phải đánh giá sát thực tế Tăng thu nhập công chức TP.HCM: Phải đánh giá sát thực tế Công chức TP.HCM:  làm tốt mới được tăng thu nhập Công chức TP.HCM: làm tốt mới được tăng thu nhập

Tăng phí đậu, đỗ ôtô trên lòng đường, vỉa hè

Đối tượng nộp phí gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện ôtô có áp dụng ứng dụng công nghệ thông minh trong việc thu phí tạm dừng đỗ xe (My Parking).

Riêng các chủ xe không sử dụng ứng dụng này sẽ không được phép tạm dừng, đỗ xe dưới lòng đường và một số vỉa hè, mà phải đỗ trong các bãi xe hoặc tầng hầm các chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại.

Hình thức thu phí là qua tin nhắn, thẻ tín dụng quốc tế - nội địa, riêng hình thức thu qua trụ thu tiền tự động dự kiến thực hiện trong năm 2019.

Công chức TP.HCM sẽ được tăng thu nhập từ 1-4? - Ảnh 3.

Mức phí đề xuất (đơn vị: đồng/xe/giờ)

Thu hút nhân tài về làm khoa học hay làm công chức?

Đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học, lao động sáng tạo trẻ về công tác tại các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của TP.HCM giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhận được rất nhiều phản biện sắc sảo, thậm chí gay gắt.

Khi được tuyển dụng, ngoài mức trợ cấp ban đầu lên tới 100 triệu đồng/người, hưởng lương hàng tháng hệ số 9,4 hoặc 8,8, các chuyên gia, nhà khoa học còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về nhà ở, thuế thu nhập…

Nhưng họ chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa 18 tháng.

Các ý kiến cho rằng phải rạch ròi chuyện thu hút người tài về làm khoa học, hay về công tác đơn thuần tại các sở ngành. Nhiều ý kiến góp ý cách làm hiện nay chưa thể hiện việc trân trọng người tài. Muốn mời họ về mà yêu cầu đủ loại thủ tục hồ sơ.

"Đối với nhà khoa học, quan trọng nhất không phải là tiền lương, mà là môi trường được tự do làm việc, cống hiến" - là nhận định chung của các ý kiến phản biện.

Thu hút người tài mà bắt họ "phải nọ, phải kia" rồi mới chọn Thu hút người tài mà bắt họ 'phải nọ, phải kia' rồi mới chọn

TTO - Hội nghị phản biện xã hội dự thảo đề án về thu hút chuyên gia, nhà khoa học về công tác tại các sở ngành, các khu công nghệ cao của TP do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức sáng 5-3, nhận được nhiều ý kiến phản biện.

Đóng cửa cơ sở y tế nếu chưa xử lý nước thải?

Đề xuất này được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ở TP.HCM.

Theo đề án, hiện nay TP có hơn 523 cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh với tổng lưu lượng xả hơn 30.000m3/ngày đêm không thuộc đối tượng thu phí. Vì vậy đề án đề xuất đưa đối tượng này vào diện phải thu phí.

UBND TP cho rằng việc tăng mức thu phí như đề xuất sẽ tác động một phần đến đời sống xã hội, có thể làm gia tăng mức phí các dịch vụ liên quan đến y tế, xử lý rác (do đối tượng phát sinh phải đóng phí), từ đó tác động đến người dân.

Tuy nhiên mặt được là sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích tiết kiệm nước, đầu tư hệ thống xử lý nước thải giảm thiểu ô nhiễm thải ra môi trường và tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp phí.

Những đề án trên đây sẽ được bàn bạc, xem xét thông qua tại kỳ họp khai mạc hôm nay 15-3.

MAI HƯƠNG - MAI HOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên