![]() |
Tác giả chuột nhân bản vô tính Teruhiko Wakayana (Nhật) trình diễn nhân bản vô tính trên máy gắn kính hiển vi điện tử tại Hà Nội ngày 29-11-2006 - Ảnh: Lan Anh |
Những thành công bước đầu này còn mở ra triển vọng mới và đặt nền móng cho những nghiên cứu ứng dụng trong chăm sóc, điều trị một số bệnh ở người. Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, TS Bùi Xuân Nguyên - Viện Công nghệ sinh học - cho biết:
- Nghiên cứu nhân bản vô tính tại VN đã được thực hiện trên các loài chuột, trâu, bò nhà, bò tót, gấu, lợn, khỉ và sao la. Chúng tôi đã nhân bản được phôi một số loài động vật, đặc biệt nhân bản vô tính bò và lợn là hoàn toàn trong tầm tay.
Tuy nhiên, với các loài động vật hoang dã, sau khi có phôi, điều khó khăn là tìm kiếm được con mẹ để cấy phôi. Cụ thể chúng tôi đã nhân bản thành công phôi sao la - một động vật hoang dã mới được phát hiện có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhưng chưa tìm được con mẹ để nhận phôi.
* Thưa ông, thành công bước đầu trong nhân bản phôi một số loài động vật hoang dã có thể khởi động thành lập một “ngân hàng gen”?
Theo Viện Công nghệ sinh học, tại VN các ứng dụng nhân bản vô tính ở bò, khỉ, sao la và lợn mini cho kết quả tốt nhất. Ngoài ý nghĩa bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu nhân bản vô tính trên lợn mini mở ra triển vọng phát triển ngành công nghiệp y sinh có giá trị: điều trị bệnh bằng cách ghép tổ chức khác loài. Trong hướng công nghệ này, giống lợn mini có kích thước cơ quan phù hợp với người và sạch dòng virus nội sinh. |
* Thưa ông, kỹ thuật nhân bản tế bào mở ra triển vọng mới và có thể mang lại hi vọng cho những người mắc một số bệnh hiểm nghèo?
- Hi vọng kỹ thuật nhân bản tạo tế bào gốc sẽ mở ra nhiều khả năng ứng dụng trong điều trị một số loại bệnh, ví dụ như ung thư. Hiện các nước làm rất mạnh những nghiên cứu và ứng dụng dạng này. Tại Viện Công nghệ sinh học bước đầu đã nuôi được tế bào gốc từ cuống rốn. Ngoài ra, tôi biết các nơi như Viện 108, Bệnh viện Truyền máu và huyết học TP.HCM cũng nuôi và ghép thành công tế bào gốc lấy từ tủy xương dùng điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, tế bào gốc từ tủy xương có hạn chế là số lượng ít, không chủ động, còn tế bào gốc từ cuống rốn chủ động hơn vì có thể biệt hóa thành tất cả các loại tế bào.
* Ông có thể cho biết đâu là trọng tâm của các nghiên cứu và ứng dụng nhân bản vô tính tại VN?
![]() |
TS Bùi Xuân Nguyên |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận