14/07/2022 18:25 GMT+7

'Vì sao để họ gọi điện khủng bố đòi nợ khắp nơi, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà mạng thế nào?'

BỬU ĐẤU - ĐẶNG TUYẾT
BỬU ĐẤU - ĐẶNG TUYẾT

TTO - "Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Công an tỉnh có giải pháp xử lý tình trạng này trong thời gian tới. Vì sao để họ gọi điện "khủng bố" đòi nợ khắp nơi và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà mạng trong vụ việc này như thế nào?".

Vì sao để họ gọi điện khủng bố đòi nợ khắp nơi, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà mạng thế nào? - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thị Huyền Phong - hiệu trưởng Trường THPT Đỗ Công Tường - chất vấn ngân hàng và công an trong việc tín dụng đen hoành hành gây bức xúc dư luận - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Tại phiên họp HĐND tỉnh chiều 14-7, đại biểu Lê Thị Huyền Phong - hiệu trưởng Trường THPT Đỗ Công Tường - phản ánh tình trạng người không vay tiền cũng bị gọi điện thoại quấy rối làm phiền, "khủng bố", thậm chí gọi đến cơ quan đơn vị công tác của người không liên quan để quấy rối. 

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Công an tỉnh có những giải pháp xử lý tình trạng này trong thời gian tới. Vì sao để họ gọi điện "khủng bố" đòi nợ khắp nơi và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà mạng trong vụ việc này như thế nào?", bà Phong chất vấn.

Đại tá Nguyễn Văn Hiểu thừa nhận hiện nay có các nhóm cho vay nặng lãi, nhóm bảo kê, thu hồi nợ và nhóm thứ 3 là công ty tài chính. Trong 6 tháng đầu năm, Công an tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận 47 vụ liên quan đến tín dụng đen nhưng chưa giải quyết được vụ nào. 

Thủ tục vay tín dụng đen rất đơn giản là giấy chứng minh nhân dân, số tài khoản và đặc biệt là cung cấp 3 số điện thoại của người thân và cơ quan thì người dân có thể vay tiền.

Vì sao để họ gọi điện khủng bố đòi nợ khắp nơi, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà mạng thế nào? - Ảnh 2.

Đại tá Nguyễn Văn Hiểu - giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp - thừa nhận tiếp nhận 47 vụ liên quan tín dụng đen nhưng chưa xử lý xong - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Thụ lý 47 vụ nhưng chưa xử lý được vụ nào. Nguyên nhân là do họ sử dụng "sim rác", còn các công ty tài chính không trực tiếp đòi nợ mà sử dụng công ty đòi nợ thuê. Tài khoản mạng xã hội của nhóm này đều là tài khoản ảo. 

Người vay tiền chỉ trả một hoặc hai lần là quỵt tiền nên họ mới "khủng bố" con nợ như vậy. Chúng tôi đã phối hợp nhà mạng đóng 60 "sim rác" để tiếp tục điều tra, thu thập chứng cứ", đại tá Hiểu nói.

Gần đây, Công an tỉnh Đồng Tháp đã tạm giữ liên tục 22 nghi phạm ngoài tỉnh liên quan đến các đường dây cho vay lãi nặng tại các địa phương Tháp Mười, Sa Đéc, Tam Nông và TP Cao Lãnh.

"Cái khó khăn bắt giữ nhóm này là phải chứng minh hành vi phạm tội của họ trong thời gian rất ngắn trên điện thoại của nhóm này. Nhóm này chúng tôi đã chứng minh cao gấp 12 lần so với lãi quy định của ngân hàng, tương đương khoảng 700%/năm", đại tá Hiểu nói thêm.

Đại tá Nguyễn Văn Hiểu - giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp - trả lời chất vấn về nạn tín dụng đen hoành hành tại đất sen hồng - Video: BỬU ĐẤU

Đại tá Đinh Văn Nơi: Sẽ lập tổ công tác đặc biệt xử lý tín dụng đen, xử lưu động Đại tá Đinh Văn Nơi: Sẽ lập tổ công tác đặc biệt xử lý tín dụng đen, xử lưu động

TTO - "Tổ công tác đặc biệt này sẽ thành lập xử lý làm sao nhanh chóng và thậm chí sau này điều tra xong sẽ đưa ra xét xử lưu động để giáo dục răn đe", đại tá Nơi nói.

BỬU ĐẤU - ĐẶNG TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên