16/11/2007 05:00 GMT+7

Còn rất nhiều trẻ em không được đến trường

HOÀNG THU VÂN
HOÀNG THU VÂN

TT - Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong bài báo nói trên. Tại sao trong khi các nước láng giềng của chúng ta không chỉ miễn học phí ở bậc tiểu học, trung học cơ sở mà còn tiến tới miễn học phí ở bậc học cao hơn thì chúng ta lại tăng học phí?

(Phản hồi bài “Cần sớm miễn học phí ở trường công”, Tuổi Trẻ ngày 14-11)

UyckdiwI.jpgPhóng to
Học sinh Trường THCS Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang qua phà đến trường Ảnh: N.C.T.
TT - Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong bài báo nói trên. Tại sao trong khi các nước láng giềng của chúng ta không chỉ miễn học phí ở bậc tiểu học, trung học cơ sở mà còn tiến tới miễn học phí ở bậc học cao hơn thì chúng ta lại tăng học phí?
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi đang ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, nơi tiếp giáp giữa Thủ Đức (TP.HCM) và Bình Dương. Đây là một địa bàn nhỏ nhưng có rất nhiều lớp học tình thương với số lượng học sinh lên đến gần 100 em (các em từ 5-15 tuổi).

Hai lớp học tình thương nổi bật nhất ở đây là lớp học của ông Tư - bà Tư (tuy được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều nhà hảo tâm nhưng các em không thể có được một sự giáo dục hoàn hảo mà chỉ dừng lại ở mức biết chữ và biết tính toán), và lớp học hầm đá do sinh viên các trường thuộc Đại học Quốc gia mở lớp dạy trong điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn.

Hầu hết các em nhỏ học ở những lớp học tình thương đều là con gia đình lao động nghèo, phải đi làm giúp ba mẹ một buổi (lượm ve chai, phụ hồ...) còn một buổi đến lớp. Đa số các em rất chăm và học khá giỏi nhưng không có điều kiện đến trường đàng hoàng nên phải chịu nhiều thiệt thòi.

Nhìn toàn thể trên cả nước, tôi biết đất nước mình còn rất nhiều em nhỏ không được đến trường do gia đình nghèo khó. Tôi nghĩ ngành giáo dục nên tìm biện pháp giúp các em này được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa hơn là nghĩ đến chuyện tăng học phí.

Nguyễn Hà (SV ĐH Quốc gia TP.HCM)

Tôi ủng hộ việc miễn học phí ở trường công vì chỉ như vậy mới tạo điều kiện cho con em người nghèo có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Đi học để có kiến thức trước tiên là có lợi cho bản thân mỗi người, sau đó là có lợi cho toàn xã hội. Vậy đi học vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân, và những người hoạch định chính sách giáo dục phải làm thế nào để mọi công dân đều có điều kiện thực thi nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Hiện nay, nhiều gia đình phải “cày” tối mặt để trang trải học phí cho con em đi học, với nhiều gia đình học phí đã là gánh nặng. Vì vậy, khi nghe ngành giáo dục đang soạn thảo đề án tăng học phí, người dân nghèo rất lo lắng.

Nguyen Thi Tuyet Nga

Tôi đang sống ở thành phố nhưng lúc nào cũng nghĩ đến lũ trẻ quê tôi có còn được đi học hay không? Tôi lo lắng như vậy là do những khoản đóng đầu năm học quá cao so với thu nhập của người dân nông thôn miền Trung quê tôi. Tôi đã trải qua tuổi thơ học trò ở đó nên hiểu việc kiếm tiền của cha mẹ và người dân quê tôi là cực kỳ khó khăn do nắng hạn, mưa sình, lụt bão triền miên. Thu nhập trung bình mỗi tháng của một hộ dân quê tôi hiện nay chỉ khoảng 600.000-700.000 đồng. Nếu như nhà có hai con đi học thì phải đóng tiền đầu năm học gần cả triệu đồng, chưa kể chi phí quần áo, sách vở và các khoản đóng góp khác.

Tôi tha thiết đề nghị Bộ Giáo dục - đào tạo nghiên cứu và đưa ra chính sách miễn học phí ở trường công để trẻ em quê tôi có điều kiện đi học đến nơi đến chốn.

HOÀNG THU VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên