Lê Thị Như Huỳnh (Quảng Ngãi), ĐH Y dược TP.HCM, vác rạ chuyển lên xe, một buổi được trả 30.000 đồng - Ảnh: Trần Mai |
Bùi Thị Thiết (Quảng Ngãi), Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, hong lúa giúp gia đình trước khi nhập học - Ảnh: Trần Mai |
Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi tổ chức, Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty ôtô Đô Thành, bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ với tổng kinh phí dành cho ba tỉnh nói trên là 994 triệu đồng.
Võ Thị Hảo (ĐH Quy Nhơn) ngoài giờ học đi rửa chén thuê ở quán ăn mỗi tối kiếm 20.000 đồng - Ảnh: Trường Đăng |
Nguyễn Thị Hồng Nhi (Bình Định), Trường ĐH Kỹ thuật y dược Đà Nẵng, làm giàn mướp trong vườn nhà giúp mẹ - Ảnh: Trường Đăng |
Trong số các sinh viên được trao học bổng, nhiều bạn không chỉ xuất thân trong gia cảnh ngặt nghèo, khốn khó ở những làng quê, xóm chài heo hút tại miền Trung mà còn rơi vào cảnh mồ côi từ nhỏ. Nhịp sống trẻ giới thiệu một số hình ảnh làm thêm của các bạn tân sinh viên này.
“Những nhà tổ chức chương trình, những người dành công vận động sự đóng góp, các nhà hảo tâm đã chia sẻ cả vật chất lẫn tinh thần chăm lo cho con em của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Việc tiếp sức cho những tân sinh viên chính là đóng góp phần nào cho tỉnh nhà nói riêng, cho đất nước nói chung |
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế NGUYỄN VĂN CAO |
“Chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm nay là sự tiếp nối liên tục suốt 13 năm qua. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của báo Tuổi Trẻ đã góp phần sẻ chia, tiếp sức cho hàng trăm tân sinh viên nghèo Bình Định có điều kiện đến trường |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định MAI THANH THẮNG |
Lập kế hoạch... đi phụ hồ để học đại học
Một trong những sinh viên nhận học bổng là Võ Trọng Nam (23 tuổi, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) vừa đậu vào Trường ĐH Xây dựng miền Trung. Khi Nam mới học xong lớp 2, hai chị gái học lớp 4 và lớp 5 thì mẹ mất vì bạo bệnh. Ba đi bước nữa, một mình làm phụ hồ lo cho cả nhà. Ba chị em Nam có ý thức tự lập từ nhỏ. Sau khi học xong lớp 10, Nam nghỉ học, vô TP Tuy Hòa xin vào một tiệm làm bánh mì, bánh kem để vừa học nghề vừa làm công tự nuôi mình. Năm 2010, Nam trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, đóng quân ở tỉnh Kon Tum, làm tiểu đội trưởng thông tin. Sau đó hai năm, Nam đi học lại vào buổi tối tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Yên. Suốt ba năm học bổ túc THPT, Nam chọn nghề phụ hồ để có nhiều tiền trang trải học tập hơn. Cả ba năm Nam đều là học sinh tiên tiến. Cầm tờ giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Xây dựng miền Trung, Nam mừng mà lại nói: “Lo nhất là đi học cả ngày không còn thời gian đi phụ hồ, đổ bêtông để có tiền học”. Những ngày này, ba Nam chạy vạy khắp nơi mượn được 3 triệu đồng. “Chị gái vừa tốt nghiệp cao đẳng, chưa xin được việc, đang làm thuê ở Sài Gòn gửi cho 1 triệu đồng, cộng thêm tiền dành dụm của mình làm hè vừa rồi, nhưng vẫn không đủ trang trải các khoản đầu năm” - Nam nói. Nam cho biết mình đã “lên kế hoạch” những ngày nghỉ cuối tuần sẽ tiếp tục làm phụ hồ, tối chạy bàn ở quán cà phê... Thầy Lê Quốc Linh, giáo viên dạy toán ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Yên, nhận xét: “Tự bươn chải để sống, vất vả làm thuê ban ngày, đi học ban đêm, kiến thức bị hổng nghiêm trọng vì nghỉ học lâu, nhưng Nam không đầu hàng, trái lại, em ham học, luôn cầu tiến, vượt khó”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận