26/08/2019 09:25 GMT+7

Có tiền không tiêu được: vì không dám làm?

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng có tiền không tiêu được, trong khi nhu cầu của xã hội đang rất cần. Một nguyên nhân được nhiều chuyên gia chỉ ra là... không dám làm.

Có tiền không tiêu được: vì không dám làm? - Ảnh 1.

Nhà thầu thi công tuyến cống bao dài 8km, mỗi cống có đường kính 3,2m tại TP.HCM - Ảnh: N.ẨN

TS Trần Đình Thiên - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - nhấn mạnh tình trạng giải ngân đầu tư công chậm đã kéo dài nhưng chưa có giải pháp.

Nguyên nhân là do luật lệ chồng chéo, cứ làm luật xong là sửa, bổ sung quy định mới nhưng không bỏ quy định cũ nên xung đột với nhau. Hơn nữa có tình trạng ngành này sửa luật lại vướng vào ngành khác, mỗi ngành đều làm luật theo ý mình. Vì vậy, giải ngân vốn đầu tư công tắc từ chính các quy định pháp luật.

Ngoài ra, ông Thiên cho rằng đang có tình trạng không ai dám làm vì việc chế tài, xử phạt, quy trách nhiệm trong đầu tư công hiện rất nặng nề, trong khi quy định pháp luật không rõ ràng nên các địa phương, bộ, ngành không dám làm.

Cần xem lại tình trạng hăng hái làm đủ thứ luật, trong khi luật mới quan hệ với luật cũ thế nào thì không rõ, không giải quyết. Với thực trạng đầu tư công nhiều năm qua phải tháo gỡ cả hệ thống các luật liên quan chứ tháo gỡ một luật sẽ không giải quyết được vấn đề.

TS Võ Trí Thành - nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cũng đưa hàng loạt lý do việc chậm giải ngân, có tiền không tiêu được: thứ nhất là vướng mắc Luật đầu tư công, Luật quy hoạch. Thứ hai, là giữa Việt Nam với các nhà tài trợ còn những vấn đề có cách hiểu khác nhau...

Đặc biệt, ông Thành cũng cho rằng trong bối cảnh quyết liệt chống tham nhũng, dựa trên pháp luật hiện nay, không tránh khỏi cảm giác "sợ hãi" của một số công chức khi thực thi nhiệm vụ.

Ông Lê Đình Ân (nguyên giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia): Thúc đẩy ODA cho tư nhân vay

Một trong những bất cập trong thời gian qua khi thực hiện vay vốn ODA là cơ chế cho vay lại, nếu cơ chế này không rõ ràng sẽ càng làm chậm giải ngân vốn ODA. Do đó, nếu cơ chế sử dụng trong nước không kịp thay đổi thì càng làm cản trở việc giải ngân vốn ODA.

metro

Ngổn ngang dự án Metro - Ảnh: TTO

Có thể có lệch pha khi có những trường hợp có vốn trong nước thì ODA chưa về, hoặc có vốn ODA nhưng lại không có vốn đối ứng. Giải pháp quan trọng nhất là cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và các khâu, từ đàm phán ký kết cho đến triển khai thực hiện.

Hiện đã có chủ trương cấp vốn ODA cho tư nhân bên cạnh nguồn vốn cho hạ tầng, nhưng cơ chế tư nhân vay vốn thì cần phải có hướng cụ thể, chi tiết và phải được phê duyệt cho phù hợp, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tư nhân tiếp cận vốn.

NGỌC AN

Kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân liên quan dự án metro số 1 Kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân liên quan dự án metro số 1

TTO - Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hàng chục tập thể, cá nhân của quận 1, TP.HCM có sai phạm liên quan dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên