14/03/2023 09:29 GMT+7

Cổ phiếu ngân hàng mất giá trên toàn cầu vì SVB

Ngày 14-3, dư chấn từ sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) tiếp tục đẩy cổ phiếu ngân hàng toàn cầu lao dốc, giữa bối cảnh Mỹ nỗ lực trấn an thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng mất giá trên toàn cầu vì SVB - Ảnh 1.

Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) đang tạo ra cơn địa chấn toàn cầu, ảnh hưởng đến cổ phiếu ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng trấn an thị trường và người gửi tiền sau sự sụp đổ của Ngân hàng SVB.

Cổ phiếu ngân hàng toàn cầu 'hứng bão' SVB

Nỗi lo của giới đầu tư vẫn không thể biến mất sau khi Washington cho phép các nhà băng tiếp cận nguồn vốn bổ sung. Nhiều nhà đầu tư lo ngại tầm ảnh hưởng của việc SVB sụp đổ sẽ lan sang các thị trường khác trên khắp thế giới.

Ngày 14-3, các cổ phiếu ngân hàng ở châu Á tiếp tục đà giảm. Cổ phiếu các ngân hàng lớn của Úc như ANZ, Westpac và NAB đều giảm hơn 2%.

Trong khi đó, ở đầu phiên giao dịch ngày 14-3, chỉ số phụ của nhóm cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản giảm 6,7% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12-2022.

Với việc các nhà đầu tư lo sợ về những thất bại tiếp theo, các ngân hàng lớn của Mỹ đã mất khoảng 90 tỉ USD giá trị thị trường chứng khoán trong ngày 13-3.

Khoản hụt này nâng mức lỗ của họ trong ba phiên giao dịch vừa qua lên gần 190 tỉ USD.

Các ngân hàng khu vực của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn chấn động gần đây.

Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic Bank đã giảm hơn 60% do tin tức về nguồn tài chính mới không thể trấn an các nhà đầu tư. Hai ngân hàng Western Alliance Bancorp và PacWest Bancorp cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự.

Chỉ số ngân hàng STOXX của châu Âu đóng cửa thấp hơn 5,7%. Cổ phiếu Commerzbank của Đức giảm 12,7%, trong khi Credit Suisse (Thụy Sĩ) giảm 9,6% xuống mức thấp kỷ lục.

Chưa thể lấy lại niềm tin của nhà đầu tư

Sau khi SVB sụp đổ, giới chuyên gia tiếp tục chạy đua để định giá lại kỳ vọng lãi suất.

Tình hình này càng ảnh hưởng sâu sắc hơn tới thị trường, bởi các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không mấy mặn mà với việc tăng lãi suất vào tuần sau.

Theo Reuters, giới quan sát đánh giá khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tuần sau đang là 50-50.

"Ngay cả khi sự sụp đổ của một số ngân hàng hạng trung không phát triển thành một cuộc khủng hoảng hệ thống toàn diện, thì nhiều khả năng nó vẫn sẽ gây ra khủng hoảng tín dụng", ông Paul Ashworth, trưởng kinh tế gia phụ trách Bắc Mỹ tại Công ty nghiên cứu Capital Economics, cho biết.

Mới nhất, Tổng thống Biden đã cam kết sẽ có quy định chặt chẽ hơn sau vụ việc của SVB - sự thất bại lớn nhất của một ngân hàng Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

SVB đi đâu, về đâu?SVB đi đâu, về đâu?

Việc các bên khác mua lại Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) được coi là "kết quả tốt nhất" sau sự sụp đổ của ngân hàng này. Chính phủ Mỹ cũng đã can thiệp bằng các biện pháp khẩn cấp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên