21/07/2023 19:02 GMT+7

'Có người chồng về hưu mà không mang lương hưu về cho vợ'

"Tôi còn nhớ trong một diễn đàn, tôi nghe được câu chuyện có người đàn ông về hưu mà không mang lương hưu về cho vợ. Người vợ cũng không hiểu chồng đi làm bao nhiêu năm mà khi nghỉ hưu lại không có lương hưu...".

Ông Ngọ Duy Hiểu - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Ông Ngọ Duy Hiểu - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Đó là chia sẻ của ông Ngọ Duy Hiểu - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - tại hội thảo hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hội thảo do báo Lao Động và báo Bảo Vệ Pháp Luật tổ chức ngày 21-7.

Không được đóng bảo hiểm xã hội: Mất lương hưu, tử tuất

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, rất nhiều trường hợp lao động bị “treo” quyền lợi bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên việc xử lý doanh nghiệp gặp khó khăn do các quy định chưa thống nhất, việc ủy quyền cho công đoàn khởi kiện mất nhiều thời gian…

Bày tỏ sự đồng cảm với lao động về già không có lương hưu, ông Hiểu kể: “Tôi còn nhớ trong một diễn đàn, tôi nghe được câu chuyện có người đàn ông về hưu mà không mang lương hưu về cho vợ. Người vợ cũng không hiểu chồng đi làm bao nhiêu năm mà khi nghỉ hưu lại không có lương hưu...".

Bên cạnh đó, ông nêu còn nhiều người tử vong không được nhận tiền tử tuất; sinh con thì khi con đã lớn vẫn chưa được nhận tiền thai sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội hưởng lợi khi lấy tiền đó để kinh doanh.

Lãnh đạo Công đoàn Việt Nam đề xuất các cơ chế bảo vệ quyền lợi người lao động như tiếp tục trao quyền khởi kiện cho công đoàn song không quy định người lao động phải ủy quyền vì công đoàn đại diện cho người lao động, theo Hiến pháp 2013.

Khi công an nắm hồ sơ, doanh nghiệp đóng bù ngay nợ bảo hiểm xã hội

Ông Dương Văn Hào, trưởng ban quản lý thu - sổ thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Ông Dương Văn Hào, trưởng ban quản lý thu - sổ thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Ông Dương Văn Hào - trưởng ban quản lý thu - sổ thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam - cho biết ngành bảo hiểm xã hội triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Đơn cử như cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi danh sách người lao động tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp để niêm yết danh sách công khai định kỳ 6 tháng/lần.

Bên cạnh đó, ứng dụng bảo hiểm số VssID hiển thị quá trình tham gia của người lao động đầy đủ. Trong năm 2022, thanh tra bảo hiểm xã hội đã thu được khoảng 3.000 tỉ đồng chậm đóng bảo hiểm (đạt tỉ lệ trên 90%).

Cũng theo ông Hào, thời gian qua bảo hiểm xã hội các cấp còn chuyển 399 hồ sơ sang cơ quan công an và rất nhiều vụ việc được xử lý. Chẳng hạn, có hai doanh nghiệp đã đóng 12 tỉ đồng nợ khi cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ từ phía cơ quan bảo hiểm.

Về lâu dài, cơ quan bảo hiểm xã hội đã đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì soạn thảo) sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ từ 12 tháng trở lên, không vinh danh hoặc khen thưởng nếu còn nợ bảo hiểm của người lao động, thậm chí là phong tỏa hóa đơn như cơ quan thuế đang làm.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ trả lương hưu, trợ cấp từ 14-8Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ trả lương hưu, trợ cấp từ 14-8

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ trả lương hưu, trợ cấp mới vào tháng 8 và trả đầy đủ phần chênh lệch tăng thêm chưa lĩnh của tháng 7-2023 cho người dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên