“Không thấy tên Trầm Bê trong danh sách nhập sừng tê giác”Bảo vệ báo mất sừng tê giác, chủ nhà im lặng
Vào cuối năm 2011, do bộ da tê giác xuống cấp, bị nấm mốc làm hư hại nên gia đình ông Bê được liên hệ nhận về để phục chế. Theo ông Bê, con tê giác này vẫn đang trong quá trình sửa chữa và do sừng bị long ra nên mới bị mất trộm.
Chiều cùng ngày, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Huỳnh Tiền Phong (cán bộ Quân khu 9, đã nghỉ hưu) xác nhận thông tin Quân khu 9 có mượn con tê giác này để trưng bày trong khoảng 4-5 năm và đã hoàn trả cho ông Trầm Bê vào cuối năm 2011.
Theo giấy tờ nhập khẩu do ông Trầm Bê cung cấp, con tê giác mà ông được tặng là giống tê giác trắng, có giấy phép săn bắn do tỉnh Mpumalanga (Nam Phi) cấp cho ông Ngô Thành Nhân trong thời hạn từ ngày 27-4-2006 tới ngày 6-5-2006.
Ông Nhân cũng được cấp giấy phép xuất khẩu con tê giác săn được ra khỏi Nam Phi theo giấy phép ký ngày 6-6-2006 của Sở Môi trường và du lịch Pretoria (Nam Phi) qua công ty vận chuyển “chiến lợi phẩm” Trophy Solutions Africa và được nhập vào Việt Nam theo giấy phép do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cấp ngày 30-6-2006.
Ông Trầm Bê nói: “Chúng tôi đã gửi đầy đủ hồ sơ cho Cites Việt Nam, nhưng người đứng tên vẫn là anh Nhân, nếu cơ quan này tra cứu cũng chỉ thấy tên anh Nhân mà thôi”.
Cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Đỗ Quang Tùng - phó giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (quản lý việc buôn bán quốc tế động vật hoang dã quốc tế nguy cấp, trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) - cho hay văn phòng CITES Việt Nam chưa nhận được bộ hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu con tê giác có sừng bị mất trộm của ông Trầm Bê.
Ông Tùng cũng nói thêm ông Trầm Bê hay người đứng tên nhập con tê giác này là ông Ngô Thành Nhân (TP.HCM) không có nghĩa vụ phải gửi hồ sơ cho CITES và CITES cũng không thể yêu cầu họ gửi hồ sơ, tuy nhiên nếu được cơ quan điều tra yêu cầu hỗ trợ xác minh giấy tờ, CITES Việt Nam sẽ tham gia.
Ông Tùng cho biết thêm theo quy định của CITES, người sở hữu mẫu vật săn bắn hợp pháp không được phép bán lại hay tặng lại mẫu vật đó, nhưng theo pháp luật dân sự Việt Nam, điều này lại không phạm luật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận