26/04/2005 16:35 GMT+7

CIA: Không tìm thấy vũ khí hủy diệt ở Iraq

N. QUÂN (THEO REUTERS, AP) 
N. QUÂN (THEO REUTERS, AP) 

TTO - Động cơ phát động chiến tranh của Mỹ tại Iraq hồi năm 2003 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong báo cáo cuối cùng của mình công bố trực tuyến hôm qua, ông Charles Duelfer, thanh sát viên vũ khí hàng đầu của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thừa nhận cuộc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) "đã đi tới cạn cùng" mà không tìm thấy gì.

wAK4AV4J.jpgPhóng to
Ảnh: Binh sĩ Mỹ chuyển đạn đại bác vào hố chuẩn bị hủy ở Mosul
TTO - Động cơ phát động chiến tranh của Mỹ tại Iraq hồi năm 2003 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong báo cáo cuối cùng của mình công bố trực tuyến hôm qua, ông Charles Duelfer, thanh sát viên vũ khí hàng đầu của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thừa nhận cuộc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) "đã đi tới cạn cùng" mà không tìm thấy gì.

Báo cáo dài 92 trang của ông khép lại cuộc điều tra kéo dài 18 tháng đối với những chương trình có mục đích của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein - được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003. Ông Duelfer, người đứng đầu Nhóm điều tra Iraq (gồm hơn 1.000 nhân viên dịch thuật quân sự và dân sự, chuyên gia vũ khí và các chuyên gia khác), đã cung cấp những tài liệu bổ sung cuối cùng cho bản báo cáo dày gần 1.500 trang đã được tiết lộ trước đó. Ông viết: "Sau hơn 18 tháng, cuộc điều tra về WMD cũng như các cuộc thẩm vấn những người bị bắt giữ vì liên quan đến WMD đã khiến chúng tôi kiệt sức".

Ông Duelfer cũng cho biết cuộc điều tra về việc liệu nguyên liệu để sản xuất vũ khí hủy diệt có được chuyển ra khỏi Iraq (cụ thể là các nhà điều tra tập trung vào con đường Iraq - Syria) trước khi nổ ra cuộc chiến xâm lược của Mỹ hay không vẫn chưa có kết luận cuối cùng vì tình hình an ninh ngày càng tồi tệ đã cản trở công tác điều tra.

Báo cáo chỉ nhấn mạnh đến một điểm là các chương trình vũ khí trước đây của Saddam Hussein đã qui tụ được một số đông chuyên gia về vũ khí và nhiều người trong số này đang thất nghiệp. Một số lớn có thể đã trở về với "lĩnh vực dân sự vô hại" nhưng một số khác có thể bị "các chính phủ nước ngoài, các nhóm khủng bố hoặc nhóm quân nổi dậy khai thác về mặt chuyên môn". Riêng với cái gọi là vũ khí hóa học thì báo cáo cho rằng phần lớn đã bị hủy hoặc lạc mất từ trước năm 1991 và nay có thể các nhóm quân nổi dậy đang tìm kiếm những thứ còn sót lại và có thể đã sử dụng một ít trong các cuộc tấn công của mình tại Iraq hiện nay.

N. QUÂN (THEO REUTERS, AP) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên