09/04/2023 16:30 GMT+7

Kẻ thù lớn nhất của đồng USD là Kho bạc Mỹ?

Nhà kinh tế học Jim Rickards khẳng định rằng kẻ thù lớn nhất của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ không phải là các quốc gia khác, mà là Kho bạc Mỹ.

Kẻ thù lớn nhất của đồng USD là Kho bạc Mỹ? - Ảnh 1.

Đồng tiền dự trữ là tài khoản tiết kiệm của một quốc gia - Ảnh: REUTERS

Phát biểu trên chương trình truyền hình Fox, nhà kinh tế học Jim Rickards, tác giả cuốn Cuộc chiến tiền tệ nổi tiếng, đưa ra lời cảnh báo: 

Trong khi Trung Quốc nỗ lực làm giảm sức mạnh của đồng USD, thì "kẻ thù lớn nhất" đối với đồng tiền này lại đến từ một trong những thể chế của chính nước Mỹ.

Khi Mỹ vũ khí hóa đồng USD

Nhà kinh tế học Rickards đã phân biệt giữa tiền tệ thanh toán và tiền tệ dự trữ. Ông lưu ý rằng nhiều quốc gia đã từ bỏ đồng USD trong các khoản thanh toán. Nhưng ông Rickards cảnh báo "mối đe dọa lớn hơn" đối với đồng USD là sự thay thế đồng tiền dự trữ. Đồng tiền dự trữ là tài khoản tiết kiệm của một quốc gia.

Bộ Tài chính Mỹ và Kho bạc tiến hành "vũ khí hóa" đồng USD và đóng băng dự trữ đồng USD của Ngân hàng Trung ương Nga để ở Mỹ và các nước phương Tây. Nga dùng một phần tiền dự trữ ở nước ngoài để trả nợ và thực hiện các hoạt động thương mại. 

Do đó, các quốc gia khác lo ngại, nếu họ chống lại Mỹ thì có thể Mỹ sẽ đóng băng dự trữ tiền USD của họ. Các quốc gia khác sẽ phải suy nghĩ: "Này, nếu Mỹ không thích những gì tôi làm thì sao? Nếu họ không thích một trong những chính sách của tôi thì sao? Họ sẽ đóng băng dự trữ của tôi à?". 

Và tất nhiên, các quốc gia sẽ nghĩ đến việc loại bỏ dự trữ bằng USD và thay thế bằng đồng tiền khác hoặc vàng, nhà kinh tế học Rickards lý giải. Trong khi đó, công việc của Trung Quốc nhằm chống lại đồng USD như một loại tiền tệ thanh toán vẫn là mối đe dọa lớn đối với tiền tệ của Mỹ.

Tiền tệ thanh toán là loại tiền tệ được quyết định cho một giao dịch cụ thể và cho hầu hết mọi thứ hàng hóa.

"Đồng USD đang bị tấn công từ mọi phía. Không chỉ đồng tiền thanh toán, nhiều quốc gia còn đang tìm kiếm các đồng tiền dự trữ khác để thay thế đồng USD", ông Rickards nhấn mạnh.

Dấu hiệu hình thành "Quỹ Tiền tệ châu Á"

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần trước, hai bên đã hồi sinh một đề xuất tồn tại hàng thập kỷ: Thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á để giảm sự phụ thuộc vào USD hay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Cụ thể, ông Tập nói với ông Anwar rằng Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về Quỹ Tiền tệ châu Á.

Nói trước Quốc hội Malaysia ngày 4-4, Thủ tướng Anwar nhấn mạnh: "Không có lý do gì để Malaysia tiếp tục phụ thuộc vào đồng USD".

Ông Anwar cho biết ông đã gác lại việc thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á, trong thời gian đầu làm bộ trưởng tài chính vào những năm 1990. Theo ông, vào thời điểm đó ý tưởng này đã không đạt được sức hút vì đồng USD vẫn được coi là mạnh.

Malaysia tham gia cùng một loạt quốc gia khác hợp tác với Trung Quốc để cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Gần đây Trung Quốc và Brazil đã đạt được thỏa thuận bỏ đồng USD để chuyển sang sử dụng đồng tiền của họ trong các giao dịch thương mại.

Theo số liệu mới nhất, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, chiếm hơn 1/5 tổng lượng nhập khẩu. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Brazil, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trung Quốc đã ra dấu hiệu sẵn sàng thảo luận về Quỹ Tiền tệ châu Á là ví dụ mới nhất về việc quốc gia này mở rộng phạm vi hoạt động địa chính trị, ông Rickards nhận định.

Đồng USD trượt giá đầu năm 2023 kéo theo làn sóng bán tháo USD ở châu Á?Đồng USD trượt giá đầu năm 2023 kéo theo làn sóng bán tháo USD ở châu Á?

Tăng trưởng âm, lạm phát cao, nợ không bền vững và nền chính trị bất ổn ở Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư bán phá giá đồng USD.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên