![]() |
Chuẩn bị chụp CT cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: L.TH.H. |
* Thưa TS, nhiều bệnh nhân (BN) thắc mắc họ vừa mới được chụp X-quang, CT... ở bệnh viện tuyến dưới, hôm sau chuyển lên tuyến trên bác sĩ (BS) đã yêu cầu chụp lại?
- Có nhiều yếu tố khiến BS yêu cầu chụp lại: thời gian chụp giữa hai lần chẩn đoán đã khá xa; có những bệnh lý thay đổi từng ngày như BN bị chấn thương sọ não, viêm phổi cấp tính... nên yêu cầu chụp lại để theo dõi diễn tiến bệnh; cũng có khi là BS tuyến trên chưa tin tưởng kết quả chẩn đoán của tuyến dưới.
Việc chưa tin tưởng này xuất phát từ thực tế nhiều nơi còn sử dụng thiết bị quá cũ; đào tạo chẩn đoán hình ảnh không bắt kịp sự phát triển của kỹ thuật. Vì vậy, ở tuyến dưới có thể tầm soát được bệnh nhưng cũng có thể bỏ sót chẩn đoán, có thể có cả chẩn đoán sai lệch, giá trị chẩn đoán không cao.
* Nhưng nhiều khi BS chỉ định chụp lại không nằm trong lý do mà ông vừa nêu...
- Đúng là có việc lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thường xảy ra nhiều ở các cơ sở y tế tư nhân do áp lực phải thu hồi vốn đầu tư. Ở cơ sở y tế nhà nước cũng có lạm dụng nhưng mức độ ít hơn. Khi BN bị nhức đầu kéo dài, điều trị nội khoa không bớt, BS cho chụp CT để loại trừ u não là không lạm dụng. Song có thể coi là lạm dụng chẩn đoán hình ảnh khi BS không thăm khám trực tiếp, kỹ càng BN mà cứ cho đi chụp CT, hoặc không cần đến chẩn đoán hình ảnh mới xác định được bệnh nhưng vẫn chỉ định cho BN làm.
* Chiếu chụp X-quang, CT, MRI, DSA... nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe BN như gây đột biến gen ung thư, vô sinh... không?
- Tất cả máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới hiện nay được cải tiến rất nhiều, nhằm giảm tối thiểu ảnh hưởng của tia cho BN nhưng vẫn đảm bảo giá trị chẩn đoán.
Với X-quang kỹ thuật số hầu như là an toàn, không có chuyện gây vô sinh, đột biến gen ung thư. Do đó, một năm chụp phổi, cột sống... 5-7 lần (có chỉ định đúng của bác sĩ) thì yên tâm. Tuy nhiên, với máy chụp X-quang thế hệ cũ có thể không tốt lắm cho sức khỏe.
Song, với BN ung thư phải xạ trị bằng một số máy xạ trị gia tốc... thì có ảnh hưởng nhất định đến các tế bào, các mô, xơ phổi, hoại tử mô não. Cần lưu ý là CT 64 lớp cắt có liều tia rất cao và có ảnh hưởng nhất định lên BN. Vì vậy, BS chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết.
Về chụp mạch máu bằng máy DSA, BN phải chịu ảnh hưởng liều tia nhiều hơn, cao hơn do thời gian soi, chụp lâu hơn. Với MRI (dùng phương pháp từ trường chẩn đoán), với mức từ trường cho phép trong y khoa hiện nay không làm thay đổi sinh học của cơ thể nên cũng an toàn. Còn siêu âm được ứng dụng từ mấy chục năm nay nhưng chưa ghi nhận có ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Cần lưu ý trong một thời gian ngắn, nếu tập trung chụp liều tia cao ở một khu vực nhỏ sẽ ảnh hưởng lâu dài và nhiều hơn so với chụp với thời gian chụp cách xa, trên một diện rộng, liều tia thấp.
* Sau khi BN được chẩn đoán hình ảnh bằng những thiết bị sử dụng tia bức xạ... các tia này có thải ra ngoài được không?
- Tia bức xạ chiếu vào cơ thể sau một thời gian sẽ chuyển hóa và thải ra ngoài qua da, nước tiểu, mồ hôi... Tùy theo liều chiếu cao hay thấp, lâu hay mau mà thời gian thải dài hay ngắn. Thông thường, liều chụp phổi chỉ khoảng 5-7 tiếng sau sẽ thải hết.
* Xin cảm ơn TS.
Gần đây, tôi thấy có một lạm dụng điển hình là BS cho chụp CT 64 lớp cắt để chẩn đoán ung thư hoặc cho chụp toàn thân để tầm soát bệnh là không đúng, khiến người dân đổ xô đi làm; trong khi để chẩn đoán ung thư phải dùng kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử và một số kỹ thuật khác mới chuẩn. Việc chụp CT toàn thân thường được chỉ định để chẩn đoán đa chấn thương (quét tia bức xạ một lần thấy hết các vị trí chấn thương từ đầu đến chân) cho một BN nào đó. Hoặc với BN có bệnh lý toàn thân như ung thư hạch, ung thư gan... qua chụp CT 64 lớp cắt sẽ tầm soát xem ung thư di căn đi đâu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận