15/08/2023 11:30 GMT+7

Chương trình tư vấn: Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ?

Rung nhĩ có khả năng làm tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do rung nhĩ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chương trình tư vấn: Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ?

Chương trình tư vấn: Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ?

Nguy cơ đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ

ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, đột quỵ trên người bệnh rung nhĩ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn máu nuôi dưỡng não bộ do mạch máu bị tắc nghẽn.

Có khoảng 30 - 50% người bệnh đột quỵ không thể có lại được khả năng độc lập về chức năng và 15 - 30% trong tổng số người bệnh đột quỵ bị khiếm khuyết vĩnh viễn.

Nguy cơ đột quỵ trên người bệnh rung nhĩ sẽ tăng cao khi đi kèm với những yếu tố: đã có tiền sử đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc thuyên tắc mạch hệ thống, người bệnh tuổi cao (từ 65 tuổi trở lên), người bệnh mắc các bệnh lý suy tim ứ huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc các bệnh mạch máu.

Tầm soát đột quỵ là một phần không thể thiếu trong công tác điều trị cho người bệnh rung nhĩ. Với người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim, các thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ và nguy cơ xuất huyết sẽ được áp dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp dự phòng đột quỵ phù hợp.

Các phương pháp dự phòng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ

Theo ThS BS. Lương Cao Sơn - Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Trưởng Đơn vị Nhịp tim học BV ĐHYD TP.HCM, sử dụng thuốc chống đông là phương pháp dự phòng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ phổ biến nhất hiện nay.

Tùy thuộc vào kết quả đánh giá nguy cơ đột quỵ và nguy cơ chảy máu, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn và sử dụng thuốc phù hợp. Đối với người bệnh rung nhĩ có chống chỉ định sử dụng thuốc chống đông lâu dài hoặc người bệnh mổ tim, các phương pháp như phẫu thuật bít tiểu nhĩ, phẫu thuật làm tắc bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái có thể được xem xét áp dụng để ngăn ngừa đột quỵ.

ThS BS. Lương Cao Sơn cho biết thêm, việc điều trị dự phòng làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ hoặc tái phát đột quỵ lên tới 80%. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ điều trị. Chính vì vậy, người bệnh rung nhĩ cần sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe.

ThS BS. Lương Cao Sơn tư vấn cho người bệnh

ThS BS. Lương Cao Sơn tư vấn cho người bệnh

Với thế mạnh phối hợp đa chuyên khoa, BV ĐHYD TP.HCM áp dụng đầy đủ các biện pháp dự phòng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ theo khuyến cáo của các hiệp hội tim mạch lớn trên thế giới.

Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ và cách dự phòng hiệu quả, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TPHCM phối hợp cùng Công ty TNHH Bayer Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn Nhịp cầu tim mạch với chủ đề "Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ?", theo dõi tại: https://bit.ly/rungnhi-duphongdotquy

clip 5 phút - Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ SỬA LOGOChương trình tư vấn: Vì sao người bệnh rung nhĩ cần dự phòng đột quỵ?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên