25/01/2019 08:18 GMT+7

Chúng ta đang sống thọ hơn nhưng đâu là giới hạn?

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Kể từ khi loài người lưu trữ dữ liệu nhân khẩu học để thống kê tuổi thọ hơn 100 năm nay, có thể thấy chúng ta đang sống thọ nhưng nhưng tuổi thọ tối đa của con người vẫn còn là ẩn số.

Chúng ta đang sống thọ hơn nhưng đâu là giới hạn? - Ảnh 1.

Cụ bà Kane Tanaka, 116 đang là người cao tuổi nhất thế giới còn sống - Ảnh: GETTY IMAGE

Năm 60 là 52,5 - Bây giờ là 72

Trong những thập kỷ qua, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng đáng kể trên toàn cầu. Một người sinh năm 1960, năm đầu tiên mà Liên hiệp quốc bắt đầu lưu số liệu toàn cầu có thể sống đến 52,5 tuổi. Ngày này, tuổi thọ trung bình là 72.

Ở Anh, dữ liệu về tuổi thọ được ghi nhận sớm hơn nhiều và do đó, bằng chứng về sự gia tăng của tuổi thọ trung bình càng mạnh mẽ. Năm 1841, một bé gái ở Anh sẽ sống khoảng 42 năm và bé trai sống 40 năm. Đến năm 2016, một bé gái có thể sống đến 83 tuổi còn bé trai thì sống đến 79 tuổi.

Những kết luận tự nhiên là y học hiện đại và các sáng kiến về sức khỏe cộng đồng đã giúp chúng ta sống lâu hơn trước đây. Vào tháng 9-2018, cơ quan thống kê quốc gia của Anh xác nhận ít nhất là ở Anh, tuổi thọ kỳ vọng đã ngừng tăng lên. Ngoài Liên hiệp Anh, tuổi thọ có kỳ vọng có tăng nhưng chậm trên toàn cầu.

Nhiều thế kỷ trước, dù tuổi thọ trung bình chỉ là 35, 50 hay 60 tuổi,  vẫn có những người sống rất thọ. Sử sách phương tây có ghi lại các trường hợp sống đến 80, 100 hoặc 103 tuổi vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên.

Với tư cách là một giống loài sống trên trái đất, theo BBC, không có nhiều căn cứ để nói rằng tuổi thọ của loài người được cải thiện dù tuổi thọ trung bình thì có cải thiện do chất lượng và điều kiện sống được cải thiện trên khắp thế giới, giáo dục tốt hơn… và loại công việc chúng ta làm. 

Chúng ta đang sống thọ hơn nhưng đâu là giới hạn? - Ảnh 2.

Có thể trong tương lai số người gia nhập câu lạc bô những người sống 110 tuổi và phá vỡ các kỷ lục sống lâu sẽ xuất hiện thường xuyên - Ảnh: GETTY IMAGE

Tuy nhiên, không dễ để chắc chắn liệu ngày nay chúng ta có sống thọ hơn người xưa (người cổ đại, người tiền sử) vì các thống kê lưu trữ của chúng ta chỉ từ khoảng năm 1.900 trở về sau. 

Hi vọng tăng tuổi thọ nhờ khoa học

Đã có những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại may mắn vượt qua các ngưỡng tuổi 70, 80, 90 rồi 100 rồi 110. Theo nhiên cứu của giáo sư Kenneth Wachter về nhân khẩu học và thống kê của Đại học California, Berkeley, Mỹ, không có một giới hạn cụ thể nào về tuổi thọ của con người. Mặc dù có thể rất ít người đạt đến số tuổi hiếm có nào đó, điều này sẽ không xấu mãi. 

Vấn đề giới hạn tuổi thọ hay tuổi thọ tối đa của con người là chủ đề tranh luận của các nhà khoa học nghiên cứu về chủ đề này. 

Năm 2017, các nhà nghiên cứu ở trường đại học McGill ở Montreal, Canada đã xuất bản nghiên cứu phản bác lại bài báo khoa học trên tạp chí Nature trước đó rằng tuổi thọ tối đa của con người là khoảng 115 tuổi. 

Báo Anh The Guardian dẫn lời giáo sư Siegfried Hekimi, một trong các tác giả khẳng định: "ít nhất một mô hình giả định đã dự báo tuổi thọ của con người sẽ tiếp tục tăng dần, vào khoảng năm 2.300, người già nhất thế giới có thể đạt đến độ tuổi 150".

Theo đài BBC, các tiến bộ khoa học ngày nay cho phép đặt ra hi vọng giúp làm tăng tuổi thọ của con người nhờ công nghệ. Một trong những công nghệ có thể sớm có mặt trong tương lai là công nghệ sản xuất tạng thay thế từ protein và tế bào của chính bệnh nhân. 

Tiến sĩ Tuhin Bhowmick, nhà vật lý sinh học người Ấn Độ cho rằng các trường hợp chết già thường là do các cơ quan như tim, phổi, gan không còn hoạt động tốt như trước. 

Giả sử bệnh nhân chỉ bị hư gan trong khi các cơ quan khác còn hoạt động tốt thì nếu được thay gan, người này hoàn toàn có cơ hội và khả năng sống thêm 20 năm nữa. 

Ông Tuhin đã thành lập công ty chuyên nghiên cứu về hướng sản xuất nội tạng thay thế này.

Chúng ta đang sống thọ hơn nhưng đâu là giới hạn? - Ảnh 3.

Người lớn tuổi vẫn có thể năng động thế này - Ảnh: GETTY IMAGE

Bà Vương Mộng, giáo sư di truyền học phân tử tại Trường Y Baylor, Mỹ lại đang nghiên cứu về hệ vi sinh vật trong cơ thể người. 

Theo bà, hệ vi sinh có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ thể chúng ta. Để kiểm tra, bà Vương Mộng nghiên cứu về sự lão hóa ở một loài sâu có vòng đời từ hai đến ba tuần. 

Bà Vương chọn một trong các loại vi khuẩn sống trong ruột sâu, biến đổi bộ gen của chúng, tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và cho các nhóm sâu riêng ăn những vi khuẩn được biến đổi gen khác nhau.

Ba tuần sau - khi lẽ ra các con sâu đã chết hết - bà thấy "một số con sâu không chết". Những con sâu già thường giảm hoạt động, nhưng những con có hệ vi sinh mới không những ngọ nguậy nhanh hơn khi già mà còn ít có khả năng mắc bệnh hơn.

Lorna Harries, giáo sư di truyền học phân tử tại Đại học Exeter, Anh lại tập trung nghiên cứu phương pháp làm trẻ tế bào. Hướng nghiên cứu này xuất hiện tình cờ khi nhóm của bà thử cho hóa chất vào những tế bào da già để kiểm tra tuổi của tế bào da trong quá trình thí nghiệm. Họ sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt làm các tế bào già chuyển sang màu xanh.

Tuy nhiên, hóa chất đã giúp các tế bào già trẻ lại và trông giống những tế bào trẻ. Họ thực hiến thí nghiệm này đến 9 lần và lần nào cũng ghi nhận cùng một kết quả. Theo BBC, đây là thí nghiệm đầu tiên từ trước đến nay đã đảo ngược quá trình lão hóa ở tế bào người. Bà Harries hi vọng nghiên cứu sẽ tạo ra một thế hệ những loại thuốc mới chống suy thoái cho những chứng bệnh như mất trí nhớ hay bệnh tim mạch.

Hiện nay, giữ kỷ lục sống thọ nhất thế giới là bà Jeanne Calment người Pháp, qua năm 1997 ở tuổi 122.

Người thọ nhất thế giới - đang còn sống hiện 116 tuổi là cụ Kane Tanaka, người nhật, sinh năm 1903.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên