10/12/2014 17:19 GMT+7

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm năm 2015?

CHÂU LUÂN (Theo CNBC)
CHÂU LUÂN (Theo CNBC)

TTO - Chứng khoán Việt Nam năm 2014 đã tăng ấn tượng 13%, tiếp nối đà tăng 22% của năm 2013. 

Trong năm 2014, chỉ số VN Index tăng gần 13% tính đến thời điểm hiện tại - Ảnh: Bloomberg

 

Nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ để vội lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giúp đẩy thị trường cổ phiếu tăng đáng kể vào năm 2015, theo nhận định từ CNBC.

Các nhà quản lý quỹ đang lo ngại tác động từ phi vụ Mondelez International - một trong những tập đoàn thực phẩm nhẹ lớn nhất thế giới - mua 80% cổ phần trong một công ty thuộc Tập đoàn Kinh Đô đã niêm yết trên sàn.

Thương vụ trên được CNBC đánh giá là đã “thoát khỏi những quy định hạn chế sở hữu nước ngoài tại Việt Nam”. Mondelez International sẽ sớm hoàn tất mua 20% còn lại.

Giám đốc điều hành PXP Vietnam Asset Management Kevin Snowball nói rằng: "Thị trường sẽ vô nghĩa khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua 100% tài sản của một công ty niêm yết, dưới hình thức tài sản được đặt trong một công ty con chỉ chiếm 49% trong một thực thể niêm yết. Nguy cơ ở đây là nếu họ để tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty con, thì tất yếu thị trường sẽ biến thành một cái chợ rao vặt".

Ông Snowball cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch niêm yết các doanh nghiệp quốc doanh diễn ra chậm chạp và định giá cao.

Ông Snowball cho rằng việc tăng cường nguồn cung từ các đợt IPO thành công và giá cả hợp lý, cộng với mở cửa rộng hơn cho nhà đầu tư ngoại, sẽ là những yếu tố cần thiết để gầy dựng một thị trường nghiêm túc.

Giám đốc Invesco khu vực Đông Nam Á Jalil Rasheed nhận định Việt Nam thời điểm này vẫn là thị trường nặng vốn cổ phần tư nhân, chưa sẵn sàng đón các nhà đầu tư tổ chức. Ông đưa ra nhiều khó khăn liên quan đến thời gian giải quyết các giao dịch và thời gian để được chấp thuận giao dịch hoán đổi tiền tệ.

Giống như Snowball, ông Rasheed cũng cùng mối lo thị trường này không có sẵn cổ phiếu dành cho nhà đầu tư ngoại. "Nhóm cổ phiếu top 10, chiếm khoảng 80-90% chỉ số chứng khoán, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước". Thêm vào đó, khả năng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam cũng nằm dưới mức chuẩn của nhiều nước Đông Nam Á khác.

Còn một yếu tố khác có thể gây áp lực lên chứng khoán Việt Nam - đây là quốc gia sản xuất dầu thô. Kể từ mùa hè năm nay, dầu Brent đã rớt từ 115 USD/thùng còn 66,08 USD/thùng tại phiên giao dịch ngày 11-10 ở châu Á. Nhiều nhà phân tích còn dự báo giá tiếp tục giảm nữa.

Theo đó, tập đoàn lớn nhất về vốn thị trường - PetroVietnam Gas gần đây đang dẫn đầu thị trường đi xuống.

CHÂU LUÂN (Theo CNBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên