10/10/2015 09:20 GMT+7

Chú trọng hơn về an sinh xã hội

LÊ MINH TIẾN , (Giảng viên xã hội học 
ĐH Mở TP.HCM)
LÊ MINH TIẾN , (Giảng viên xã hội học 
ĐH Mở TP.HCM)

TT - Các nghiên cứu xã hội học cho thấy một trong những giải pháp để ngăn ngừa tội phạm là phải hình thành được các tổ chức tại cộng đồng với sự tham gia của người dân,...

Nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ dạy nghề, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật... luôn là trọng tâm chương trình hành động của TP.HCM nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của những người kém may mắn. Trong ảnh: chị Thanh Vân hướng dẫn cho người khuyết tật cách đóng gói túi xách, vô bao bì tại Trung tâm Bảo trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCMẢnh: Tự Trung
Nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ dạy nghề, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật... luôn là trọng tâm chương trình hành động của TP.HCM nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của những người kém may mắn. Trong ảnh: chị Thanh Vân hướng dẫn cho người khuyết tật cách đóng gói túi xách, vô bao bì tại Trung tâm Bảo trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Trong 5 năm, tình hình tội phạm trên địa bàn TP có xu hướng tăng theo kiểu năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước.

Cụ thể là về số vụ phạm pháp hình sự thì năm 2011 có 5.404 vụ, năm 2012 là 5.928 vụ, năm 2013 là 6.218 vụ và năm 2014 là 6.318 vụ. Nếu tính theo số tương đối thì số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn TP năm 2014 tăng lên 17% so với năm 2011.

Đây rõ ràng là một trong những vấn đề quan trọng mà TP cần phải tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp phòng chống hữu hiệu nhằm kéo giảm tình trạng này.

Bởi lẽ khi tội phạm hoành hành thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người dân, làm giảm lòng tin vào hệ thống công quyền trong việc đảm bảo đời sống an toàn cho người dân.

Báo cáo dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng bộ TP.HCM lần X, có nhiều chỉ tiêu, trong đó có các vấn đề văn hóa xã hội cần phải bàn thêm.

Báo cáo nêu tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mà theo đó, khoảng chênh lệch đã được rút ngắn từ 1,8 lần vào năm 2008 xuống còn 1,2 lần vào năm 2014.

Khi phân tích tình trạng phân hóa giàu nghèo mà chỉ so sánh giữa hai khu vực thành thị và nông thôn thì dù đúng nhưng vẫn chưa đủ và vì thế sẽ có cái nhìn không đầy đủ về tình trạng bất bình đẳng xã hội.

Theo chúng tôi, cần phải phân tích tình trạng phân hóa giàu nghèo bằng hai cách khác nữa. Cách thứ nhất là phân chia dân số thành phố ra thành 5 nhóm thu nhập (20% dân số có mức thu nhập thấp nhất cho đến 20% dân số có mức thu nhập cao nhất), đây là một thông lệ trong nghiên cứu về bất bình đẳng trên thế giới bởi nó cho chúng ta cái nhìn gần với thực tế hơn đối với tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

Cách thứ hai là phân tích so sánh chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc khác nhau, ít nhất là phải phân tích sự khác biệt trong thu nhập giữa người Kinh, Hoa và các dân tộc khác đang cư ngụ trên địa bàn. Khi phân tích theo biến số dân tộc, chúng ta mới có thể có những giải pháp phù hợp.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, chúng tôi nhận thấy thiếu khá nhiều chỉ tiêu quan trọng. Chẳng hạn, dự thảo không nêu chỉ tiêu là phải kéo giảm tình trạng tội phạm trên địa bàn thành phố trong những năm tới, chỉ tiêu về tạo bình đẳng xã hội trong thu nhập, chỉ tiêu thu ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư...

Chỉ tiêu về văn hóa cũng rất hạn chế khi chỉ nói đến việc tăng số lượng phòng học mà không bàn đến việc xây dựng một lối sống, những thiết chế văn hóa để bồi dưỡng, vun đắp cho người dân có lối sống văn minh, nghĩa tình, biết tôn trọng người khác.

Ở phần giải pháp, tại mục “Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vững chắc”, trong dự thảo chỉ bàn đến các giải pháp “từ trên xuống” như là tuyên truyền, tăng cường diễn tập... tức là chỉ nói đến vai trò, nhiệm vụ của các định chế nhà nước (lực lượng an ninh, đảng bộ...).

Trong khi đó, để giữ được môi trường sống an bình, kéo giảm được tình trạng tội phạm thì cần phải phát huy sức mạnh “từ bên dưới”, tức là ngăn ngừa từ cộng đồng.

Các nghiên cứu xã hội học cho thấy một trong những giải pháp để ngăn ngừa tội phạm là phải hình thành được các tổ chức tại cộng đồng với sự tham gia của người dân, các nhà chuyên môn như giới làm công tác xã hội... bởi chỉ một mình Nhà nước thì sẽ không đủ sức để làm việc này.

LÊ MINH TIẾN , (Giảng viên xã hội học 
ĐH Mở TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên